5 BƯỚC LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI LỚP 9 - Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội
5 BƯỚC LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI LỚP 9 - Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội
5 bước làm văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống
Để làm bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống đạt điểm cao, học sinh cần thành thục các bước và chọn cách viết phù hợp, ấn tượng.
Nghị luận là dạng bài quan trọng trong chương trình Ngữ văn 9 học kỳ hai và thi vào 10 THPT mà học sinh cần lưu ý. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là bàn bạc, trình bày ý kiến, quan điểm về một sự việc, hiện tượng xảy ra trong thực tiễn đời sống. Đó có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê.
Bước 1: Giải thích
Tìm và giải thích nghĩa của các từ được coi là từ khóa mà đề bài đưa ra. Tuy nhiên không phải sự việc nào cũng cần giải thích vì có những khái niệm phổ biến mà ai cũng biết như tai nạn giao thông, nói tục chửi thề…
Bước 2: Nêu hiện trạng
Dựa vào thực tế đời sống để trả lời các câu hỏi sự việc, hiện tượng này xuất hiện ở đâu,xuất hiện vào thời gian nào,diễn ra ở quy mô nào,đối tượng của sự việc hiện tượng là ai, mức độ ảnh hưởng ra sao…
Bước 3: Lý giải nguyên nhân
Lập luận theo haihướng nguyên nhân khách quan (tác động từ bên ngoài như pháp luật, nhà nước, xã hội…) và nguyên nhân chủ quan (do nhận thức, ý thức, thói quen của con người…).
Bước 4: Đánh giá hậu quả/ kết quả
Dù là hiện tượng tích cực hay tiêu cực thì đều dẫn đến một kết quả hay hậu quả tương ứng. Nếu đó là hiện tượng xấu thì cần nhấn mạnh khía cạnh đạo đức, nâng cao nhận thức, ý thức của con người để giảm thiểu, loại bỏ hiện tượng đó khỏi đời sống xã hội.
Bước 5: Giải pháp
Dựa vào phần đánh giá hậu quả/ kết quả để đưa ra giải pháp phù hợp. Đối với hậu quả thì phải đưa ra giải pháp mạnh mẽ để ngăn chặn; nếu là kết quả thì phải khuyến khích, cổ vũ, khích lệ và phát triển.
Giải thích, phân tích, bác bỏ hoặc không, bình luận, bài học nhận thức và hành động là 5 bước làm bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lý.
Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lýrất đa dạng, có thể là vấn đề mang tính tích cực (lòng dũng cảm, tình yêu thương, tình mẫu tử, tình thầy trò, tình đồng bào…) hoặc tiêu cực (bệnh vô cảm, sự dối trá, vụ lợi…). Dù đề bài ra theo hướng nào, để làm tốt, học sinh có thể triển khai theo 5 bước sau:
Bước 1: Giải thích (là gì)
Phần này thường trả lời cho câu hỏi là gì, như thế nào… Trước hết, người viết cần tìm và giải thích nghĩa của các từ được coi là từ khóa; nếu đặt nó vào hoàn cảnh cụ thể trong cả câu nói thì nó biểu hiện ý nghĩa gì. Qua đó rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng đạo lý, quan điểm của tác giả thể hiện thế nào qua câu nói.
Bước 2: Phân tích (tại sao)
Học sinh trả lời câu hỏi tại sao vấn đề này lại đúng hoặc không đúng, không phù hợp, đồng thời dùng dẫn chứng thực tiễn để chứng minh lập luận của mình, giúp phần bàn luận sâu sắc và thuyết phục người đọc, người chấm thi.
Bước 3: Bác bỏ (nếu không như vậy thì thế nào)
Đây là thao tác khó nhưng thể hiệnbản lĩnhcủa người viết và quyết định nhiều đến điểm số bài thi. Bác bỏ bằng cách lật ngược vấn đề vừa bàn luận, nếu vấn đề là đúng thì đưa ra mặt trái của vấn đề. Ngược lại, nếu vấn đề sai hãy lật ngược bằng cách đưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai.
Bước 4: Bình luận, đánh giá (có giá trị gì, tác động ra sao)
Đánh giá xem vấn đề đó đúng hay sai,còn phù hợp với thời đại ngày nay hay không,có tác động thế nào đến cá nhân người viết,ảnh hưởng thế nào đến xã hội nói chung.
Bước 5: Bài học nhận thức và hành động (tích cực)
Đầu tiên là bài học rút ra cho bản thân người viết (rút rabài học gì, bản thân đã làm được chưa, nếu chưa thì cần làm gì để đạt được…). Tiếp theo, đối với gia đình, những người xung quanh và xã hội thì bài học nhận thức là gì, thuyết phục mọi người cùng áp dụng và hành động.
“Tuân thủ các bước, thẳng thắn nhìn nhận vấn đề và đưa ra dẫn chứng thực tế, kết hợp sử dụng thêm câu châm ngôn, tục ngữ, ca dao để cho thấy kinh nghiệm sống phong phú, có hiểu biết sâu rộng cả trong quá khứ và hiện tại,bài viết của các emsẽ được đánh giá tốtvà đạt điểm cao”.
Để biết thêm thông tin chi tiết về trường THCS Đào Duy Từ quý vị phụ huynh liên hệ theo số điện thoạivăn phòng THCS Đào Duy Từ: (024)35545231
Thông tin tuyển sinh xem tại: Tuyển sinh Link đăng kí tuyển sinh Online: ĐĂNG KÍ TUYỂN SINH Thông tin giới thiệu về nhà trường xem tại: THCS ĐÀO DUY TỪ5 bước làm văn nghị luận về tư tưởng đạo lý