BIỂU ĐỒ 6SC – 6 KỸ NĂNG TỰ HỌC CỦA GIÁO SƯ MỸ CHÚNG TA AI CŨNG CẦN NHƯNG ÍT NGƯỜI BIẾT ĐẾN – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

BIỂU ĐỒ 6SC – 6 KỸ NĂNG TỰ HỌC CỦA GIÁO SƯ MỸ CHÚNG TA AI CŨNG CẦN NHƯNG ÍT NGƯỜI BIẾT ĐẾN – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

ITIT
Tháng 9 19, 2018 - 22:27
Tháng sáu 10, 2024 - 11:41
 0  19
BIỂU ĐỒ 6SC – 6 KỸ NĂNG TỰ HỌC CỦA GIÁO SƯ MỸ CHÚNG TA AI CŨNG CẦN NHƯNG ÍT NGƯỜI BIẾT ĐẾN – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

Erik P.M. Vermeulen, chuyên gia giáo dục

Thay vì giảng dạy theo một quy trình chung áp dụng cho tất cả, chúng ta cần phải dạy thế hệ tiếp theo việc làm thế nào để có thể tự học. Hay nói cách khác, chúng ta phải dạy học sinh “cách để học”.

Tại sao phải dạy học sinh “cách để học”?

Hơn một năm trước, tôi bắt đầu viết một mẩu tin phân tích, bình luận các vấn đề xã hội hàng tuần. Lý do vô cùng đơn giản cho điều này là tôi thích tạo ra cơ hội để có thể tự học khi làm việc. Khi kỷ nguyên công nghệ đang thay đổi thế giới ngày một nhanh chóng, việc tự kiểm tra, đánh giá và trau dồi kiến thức cho bản thân thực sự rất quan trọng.

Tôi là một giáo viên nên không có gì đáng ngạc nhiên khi tôi luôn dành sự quan tâm hàng đầu cho những chủ đề về giáo dục. Tôi đã viết kha khá những bài báo về việc công nghệ số đang tác động đến giáo dục như thế nào. Trong những bài báo đó, tôi chủ yếu đề cập đến những tác động của kỷ nguyên công nghệ đến nội dung, phương pháp giảng dạy và vai trò của giáo dục.

Những phản hồi tôi nhận được phần lớn đều đồng tình rằng trong thời kỳ của trí tuệ nhân tạo hiện nay, giáo dục nhất định phải thay đổi.

Cụ thể hơn, các kỹ năng mềm và sự sáng tạo được coi là những điều quan trọng nhất cần phải giảng dạy cho học sinh.

Jack Ma, cha đẻ của Tập đoàn Alibaba đã nhấn mạnh trong một bài phát biểu thuộc khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới rằng chúng ta phải giáo dục những thế hệ tiếp theo cách để thực hiện những công việc mà máy móc không thể làm.“Chúng ta nên xây dựng một chuỗi kỹ năng riêng để giáo dục học sinh trong kỷ nguyên công nghệ, khi mà con người sẽ định hướng những giá trị cốt lõi bằng tầm nhìn của mình thay vì thực hiện những công việc máy móc có thể đảm nhận”.

Giáo dục thế giới hiện nay dường như đang tập trung quá nhiều vào thành tích và những tiêu chuẩn bắt buộcnên kết quả không thể tránh khỏi là học sinh càng ngày càng trở nên thụ động hơn.

Tất nhiên, tôi hiểu những quy trình nghiêm ngặt và các tiêu chuẩn có lợi ích riêng của nó. Những người làm giáo dục như chúng tôi cũng luôn cố gắng để đảm bảo một chất lượng giảng dạy ổn định nhất.

Thế nhưng nhược điểm của những tiêu chuẩn này là chúng ta dường như đang lập trình học sinh theo một hệ thống định trước hay nói cách khác mọi thứ trong quá trình học được đánh giá hoàn toàn qua một bài kiểm tra.

Kết quả là, học sinh mong muốn được biết chính xác trang nào trong sách mà họ cần đọc để có một kết quả tốt hay dạng câu hỏi trong bài kiểm tra sẽ như thế nào?

Biểu đồ 6Cs - 6 kỹ năng tự học của giáo sư Mỹ mà chúng ta ai cũng cần nhưng chẳng ai biết đến - Ảnh 4.

Học sinh đang bị áp lực quá lớn bởi kết quả học tập

Học sinh dường như không thấy được giá trị của việc học là để nâng cao chất lượng cuộc sống mà chỉ đang nhìn nhận giáo dục như một công cụ để nhanh chóng có được những thông tin cần thiết hay giáo dục được tính bằng một tấm bằng đại học để họ có thể nhanh chóng gia nhập thị trường lao động.

Vậy nên, trước khi chúng ta bước vào một thế giới của giáo dục mang tính định hướng sáng tạo mà Jack Ma đang mong đợi, chúng ta cần phải giải quyết vấn đề của giáo dục hiện nay trước.

Thay vì giảng dạy theo một quy trình chung áp dụng cho tất cả, chúng ta cần phải dạy thế hệ tiếp theo việc làm thế nào để có thể tự học. Hay nói cách khác, chúng ta phải dạy học sinh “cách để học”.

Điều đó thực sự quan trọng trong một kỷ nguyên công nghệ số thay đổi chóng mặt như hiện nay, khi mà thông tin thì luôn có sẵn, công nghệ cũng luôn sẵn sàng và những cơ hội hay thách thức thì không thể đoán trước.

Biểu đồ 6Cs - 6 kỹ năng tự học của giáo sư Mỹ mà chúng ta ai cũng cần nhưng chẳng ai biết đến - Ảnh 6.

Thay vì giảng dạy theo một quy trình chung áp dụng cho tất cả, chúng ta cần phải dạy thế hệ tiếp theo việc làm thế nào để có thể tự học.

Vậy làm thế nào để tự học?

Dưới đây là biểu đồ 6Cs – những kỹ năng cần thiết nhất phục vụ việc tự học trong thời kỳ công nghệ số. Nó bao gồm những kỹ năng mà tôi muốn học sinh của mình năm bắt và vận dụng tốt để chuẩn bị cho một hình thức giáo dục mới cũng như một thế giới mới đang ở ngay trước mắt.

1. Collection (Thu thập thông tin)

Học sinh cần phải biết cách thu thập thông tin cần thiết để giải quyết cách vấn đề, thách thức hay nắm bắt các cơ hội liên quan đến thế giới đa phương tiện. “Chèo lái” những luồng thông tin trong thế giới số là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Chúng ta có xu hướng mặc định rằng những người sử dụng công nghệ có kỹ năng này, nhưng thực tế là không. Người sử dụng thụ động khác với chủ động – những người thu thập thông tin có chủ đích và định hướng.

2. Consumption (Tiêu thụ thông tin)

Học sinh cần phải giành nhiều thời gian để tiêu thụ những thông tin mà họ đã thu thập được. Đây là một phần không thể thiếu để thành công trong thời buổi hiện nay. Bạn thường đọc những câu chuyện về tầm quan trọng của việc đọc sách, nhưng việc tiếp xúc với những thông tin đa dạng và sự tò mò giúp phát triển ý tưởng tốt hơn nhiều.

3. Curation (Chọn lọc thông tin)

Sau khi thu thập và tiêu thụ thông tin, học sinh cần phải có kỹ năng chọn lựa và phân loại chúng. Phân loại những thông tin chính xác và cần thiết thực sự là một thử thách trong giai đoạn bão hòa thông tin như hiện nay.

Biểu đồ 6Cs - 6 kỹ năng tự học của giáo sư Mỹ mà chúng ta ai cũng cần nhưng chẳng ai biết đến - Ảnh 7.

4. Co-Creation (Cùng sáng tạo)

Sau khi xử lí thông tin, học sinh cần biết cách sáng tạo hoặc cùng nhau sáng tạo những nội dung mới dựa trên những tài nguyên đó.

Sự sáng tạo là cách tốt nhất để xây dựng một hình ảnh cá nhân ấn tượng. Nó cực kỳ quan trọng trong một môi trường làm việc hiện đại khi mà những công việc truyền thống đang dần biến mất hay ít nhất cũng đang chuyển mình sang một hình thức khác.

5. Communication (Giao tiếp)

Để thành công, bạn không thể thiếu đi một kỹ năng giao tiếp tốt. Khả năng giao tiếp và đưa ra những giải pháp một cách rõ ràng và thuyết phục là điều giúp bạn có thể đứng vững và phát triển khi mà những phương pháp giải quyết vấn đề truyền thống đang dần không còn phù hợp.

Học sinh cũng cần biết cách thuyết phục người khác tin tưởng vào câu trả lời hay ý kiến mình đưa ra là phù hợp nhất, chính xác nhất. Đó chính là tầm quan trọng của giao tiếp.

6. Correction (Sửa chữa)

Điều cuối cùng khả năng tiếp nhận và kết hợp các thông tin phản hồi cũng như lặp lại các giải pháp cần thiết đến khi đạt kết quả tốt nhất.

Bước cuối cùng này liên quan đến việc liên tục điều chỉnh và phát triển. Một lần nữa cần nhấn mạnh rằng trong thời kỳ công nghệ số đang thay đổi không ngừng, con người cần có những kỹ năng để thích ứng với những thay đổi đó.

Biểu đồ 6Cs - 6 kỹ năng tự học của giáo sư Mỹ mà chúng ta ai cũng cần nhưng chẳng ai biết đến - Ảnh 8.

Sơ đồ kỹ năng 6Cs

Tự học là quá trình không bao giờ kết thúc

Điều làm cho 6Cs trở nên khác biệt với những phương pháp hiện tại ở các trường học là nó không chỉ đơn giản liên quan đến sự ghi nhớ kiến thức hay cách định nghĩa thành công là điểm số cao trong bài kiểm tra.

Thay vì điều đó, quá trình tự học mở ra những cơ hội thay đổi cuộc sống một cách hoàn toàn. Đương nhiên nó sẽ khó để thực hiện hơn với cả giáo viên và học sinh nhưng những tiềm năng và cơ hội mới mà nó mang lại thì không thể đong đếm hết.

Hơn nữa, tôi không nghĩ chúng ta có lựa chọn nào khác ngoài việc thay đổi. Chúng ta sẽ làm hại những thế hệ tiếp theo nếu như không thay đổi cách giáo dục để thích ứng với một thế giới mới đang thay đổi từng phút một.

(Theo Erik P.M. Vermeulen, Giáo sư, Chuyên gia, Doanh nhân, tác giả của hơn 100 bài viết trên Medium)