CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH PHỔ THÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG GIAO TIẾP - Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH PHỔ THÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG GIAO TIẾP - Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

ITIT
Tháng một 20, 2018 - 23:52
Tháng tư 15, 2024 - 15:17
 0  17

Tiếng Anh được học từ lớp 3 đến 12, học sinh lớp 1-2 sẽ học chương trình làm quen với môn học.

Chương trình môn tiếng Anh được xây dựng lấy năng lực giao tiếp là mục tiêu của quá trình dạy học, kiến thức ngôn ngữ là phương tiện để hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp thông qua nghe, nói, đọc, viết. Chương trình được xây dựng theo hướng mở, không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về năng lực giao tiếp cho mỗi lớp học và gợi ý chủ đề, chủ điểm chính gắn với chuẩn đầu ra của từng cấp học.

Theo đó, yêu cầu cần đạt được đưa ra là kết thúc chương trình giáo dục phổ thông, học sinh có khả năng giao tiếp đạt trình độ bậc 3 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam, tạo nền tảng cho học sinh có thể sử dụng tiếng Anh trong học tập, hình thành thói quen học tập suốt đời để trở thành công dân toàn cầu.

GS Nguyễn Lộc, chủ biên môn tiếng Anh thông tin về thời lượng môn học. Ảnh: Dương Tâm

GS Nguyễn Lộc, chủ biên môn tiếng Anh thông tin về thời lượng môn học. Ảnh:Dương Tâm

Theo Ban soạn thảo, chương trình sẽ giúp học sinh có hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hóa của một số nước nói tiếng Anh; có thái độ và tình cảm tốt đẹp đối với các nước; đồng thời góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực cần thiết đối với người lao động: ý thức và trách nhiệm, định hướng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích, khả năng thích ứng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp mới.

Nội dung dạy học trong chương trình được thiết kế theo kết cấu đa thành phần, bao gồm: hệ thống chủ đề, các chủ điểm mang tính gợi ý; năng lực giao tiếp phù hợp với chuẩn năng lực cần đạt; danh mục kiến thức ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp phù hợp với phát triển năng lực giao tiếp ở cấp độ đã được quy định trong chuẩn đầu ra. Nội dung văn hóa được dạy lồng ghép, tích hợp trong hệ thống chủ đề, chủ điểm.

Nội dung đạy học cả về năng lực giao tiếp lẫn kiến thức ngôn ngữ đều dựa trên yêu cầu của năng lực giao tiếp bậc 1, 2, 3 trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Do đường hướng chủ đạo trong chương trình môn tiếng Anh là giao tiếp nên các phương pháp cũng xoay quanh đường hướng này. Giáo viên cần cho học sinh sử dụng ngôn ngữ trong các ngữ cảnh, tình huống có nghĩa, sát với cuộc sống hàng ngày, dành thời gian cho học sinh tham gia hoạt động giao tiếp. Giáo viên sử dụng tiếng Anh trong quá trình dạy học trên lớp và tạo cơ hội để học sinh sử dụng tiếng Anh trong và ngoài lớp học.

Việc đánh giá được thực hiện theo hai hình thức: thường xuyên và định kỳ. Nội dung đánh giá cần bám sát mục tiêu dạy học, có tính đến những thay đổi trong mục tiêu từng cấp như tiểu học ưu tiên vào nghe và nói, THCS nhấn mạnh đến phối hợp giữa các kỹ năng và THPT chú trọng đến cân bằng giữa bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Về thời lượng môn tiếng Anh, GS Nguyễn Lộc, chủ biên môn tiếng Anh thông tin chương trình vẫn dựa theo Đề án Ngoại ngữ 2020 với 4 tiết/tuần ở tiểu học (lớp 3-5), 3 tiết/tuần ở cấp THCS và 3 tiết/tuần ở THPT (theo chương trình 35 tuần).

Ban soạn thảo cũng đưa ra chương trình làm quen môn tiếng Anh lớp 1 và lớp 2 với mục tiêu giúp học sinh bước đầu có nhận thức đơn giản nhất về tiếng Anh, làm quen, khám phá và trải nghiệm để hình thành kỹ năng tiếng Anh theo các ngữ cảnh phù hợp với năng lực tư duy, cảm xúc; tâm sinh lý của lứa tuổi và hình thành cho các em niềm yêu thích môn học này.

>>Chương trình môn tiếng Anh

Dương Tâm