ĐỀ THI THỬ VÀO 10 MÔN VĂN (Đề số 5) – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội
ĐỀ THI THỬ VÀO 10 MÔN VĂN (Đề số 5) – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội
Phần I (6,0 điểm) Nhà thơ Tố Hữu đã từng ví Bác như mặt trời rực rỡ:
”Người rực rỡ một mặt trời cách mạng”
- Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có câu thơ ví Bác như mặt trời. Đó là câu thơ nằm trong bài thơ nào, của ai, được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- Chép lại khổ thơ có hình ảnh mặt trời trong tác phẩm vừa nêu. Nêu rõ nghĩa của mỗi hình ảnh mặt trời đó.
- Viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (10 – 12 câu) phân tích khổ thơ vừa chép để làm rõ cảm xúc của tác giả khi hoà cùng dòng người vào lăng viếng Bác, trong đó có sử dụng hợp lý một phép thử để liên kết và một câu bị động (Gạch dưới phép liên kết và câu bị động).
- Cũng trong bài thơ này, ngoài hình ảnh mặt trời, còn hình ảnh vũ trụ nào ẩn dụ cho Bác Hồ kính yêu? Nêu ý nghĩa của hình ảnh đó.
Phần II (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau trong tác phẩm ”Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long và trở lời câu hỏi bên dưới:
“Anh thanh niên đang nói, dừng lại. Và tại sao hoạ sĩ cảm giác mình bối rối? Vì nhác thấy người con gái nhỏ nhẹ, e lệ, đứng giữa các luống dơn, không cần hái hoa nữa, ôm nguyên bó hoa trong tay, lắng tai nghe? Vì hoạ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài”.
- Theo em, trong hai lí do đưa ra, đâu là lí do chính khiến ông hoạ sĩ cảm giác mình bối rối? Lí do ấy giúp em nhận ra vẻ đẹp nào ở ông hoạ sĩ?
- Từ “ôi” là thành phần gì trong câu? Nêu tác dụng của thành phần đó?
- Đoạn trích trên nhắc tới các nhân vật nào trong truyện? Nhận xét vẻ đẹp chung của các nhân vật ấy?
- Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn (1/2 trang giấy thi) về câu nói: “Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ”.