MỘT BỘ SÁCH GIÁO KHOA LÀ NGƯỢC XU HƯỚNG THẾ GIỚI - Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

GS NGUYỄN MINH THUYẾT: 'MỘT BỘ SÁCH GIÁO KHOA LÀ NGƯỢC XU HƯỚNG THẾ GIỚI' - Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

ITIT
Tháng 9 16, 2018 - 20:20
Tháng bảy 2, 2024 - 08:50
 0  26
MỘT BỘ SÁCH GIÁO KHOA LÀ NGƯỢC XU HƯỚNG THẾ GIỚI - Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

GS Nguyễn Minh Thuyết trao đổi về chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tồn tại nhiều bộ sách giáo khoa sẽ phức tạp, nhưng GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng không thể sợ điều đó mà đi ngược lại xu thế.

Ngày 15/9, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, đã có buổi trao đổi với các chuyên gia, báo giới về một số vần đề trong chương trình giáo dục phổ thông sắp tới.

Ông cho biết đã có 20/25 chương trình môn học được hội đồng thẩm định thông qua. Ban soạn thảo đang biên tập kỹ thuật rồi chuyển sang Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự kiến tháng 9-10, Bộ sẽ ban hành chương trình các môn học.

Từ nhiều tháng trước, các nhà xuất bản đã viết sách giáo khoa mới

“Sau khi Bộ Giáo dục công bố dự thảo chương trình môn học để lấy ý kiến nhân dân (ngày 19/1), các nhà xuất bản rất nhạy bén, đã bắt tay viết sách giáo mới. Khi có chương trình môn học chính thức, họ sẽ đối chiếu và chỉnh sửa, in sách”, GS Thuyết thông tin. Ông cho rằng viết sách giáo khoa là việc làm lớn, cần nhiều thời gian nên không thể chờ chương trình công bố xong rồi mới triển khai.

Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết, mong muốn của những người làm chương trình là các nhà xuất bản cạnh tranh lành mạnh để đemđến cho người học bộ sách giáo khoa chất lượng. Tuy nhiên, chuyện dìm hàng nhau, cạnh tranh thiếu lành mạnh là khó tránh.

“Việc các nhà xuất bản đi vận động để đưa sách giáo khoa vào trường chắc chắn là có. Để hạn chế tiêu cực, ta phải thực hiện nghiêm Nghị quyết 88 của Quốc hội là nhà trường lựa chọn sách giáo khoa trên cơ sở ý kiến của tổ chuyên môn”, ông Thuyết nói.

Giáo sư Thuyết nhấn mạnh, quyền lựa chọn sử dụng sách giáo khoa nào là của các nhà trường,trên cơ sở ý kiến của tổ chuyên môn. Sở Giáo dục, UBND các tỉnh, cá nhân hiệu trưởng nhà trường, không có quyền đưa ra quyết định này.

Về việc Bộ Giáo dục vẫn biên soạn một bộ sách giáo khoa mới có thể tạo sự cạnh tranh không công bằng do trước nay phụ huynh, nhà trường quen sử dụng bộ sách của Bộ, ông Thuyết nói đúng là sẽ có tâm lý đó trong phụ huynh, giáo viên. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng để một bộ sách được lựa chọn là chất lượng tác giả và cách viết.

Xu hướng thế giới là một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa

Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới bày tỏ sự ngạc nhiên khi phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 12/9 vẫn có đại biểu ý kiến nên xem xét lại chủ trương một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa. Trong khi chủ trương được Quốc hội thống nhất tại Nghị quyết 88 (năm 2014).

“Tôi cho rằng bất cứ ai, từ người có thẩm quyền cao nhất đến người dân bình thường đều phải tuân thủ pháp luật. Nghị quyết 88 của Quốc hội tương đương với luật và đã ban hành nên tất cả phải tuân theo”, ông Thuyết nói. Nguyên đại biểu Quốc hội cho biết, về mặt thẩm quyền, Quốc hội có thể sửa Nghị quyết 88, nhưng quy trình ban hành một Nghị quyết mới sẽ rất lâu. Mặt khác, nếu Quốc hội muốn thay đổi chủ trương một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, cần trao đổi trước với Bộ Giáo dục, để tránh tạo sự hoang mang như hiện nay.

Ngoài ra, GS Thuyết cho rằng, việc xác định chủ trương phát triển giáo dục cần tuân theo xu hướng của thế giới. “Thế giới thực hiện một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, chúng ta không thể khăng khăng một chương trình một bộ sách giáo khoa được”, ông Thuyết nói và cho haynhiều quốc gia như Mỹ thậm chí còn cho giáo viên quyền viết sách.

Ở Việt Nam trước đây cũng có thời kỳ nhiều bộ sách giáo khoa được lưu hành, sử dụng trong các nhà trường.Cụ thể,những năm 1956, Việt Nam đã có nhiều bộ sách giáo khoa,GS Nguyễn Lân từng xuất bản sách giáo khoa của riêng ông và được đưa vào nhà trường giảng dạy cùng nhiều tác giả khác.

Năm 1970, Việt Nam chủ trương không để tồn tại sách giáo khoa tư nhân nên miền Bắc chỉ có một bộ sách; miền Nam trước ngày giải phóng cũng có nhiều bộ sách giáo khoa. Đến năm 2005, cả nước mới có hai bộ sách giáo khoa ở bậc THPT là bộ ban cơ bản và bộ ban nâng cao.

Thừa nhận việc tồn tại nhiều bộ sách giáo khoa sẽ phức tạp, nhưng GS Thuyết cho rằng không thể vì sợ phức tạp mà không làm.

Chi phí đổi mới chương trình, sách giáo khoa chỉ bằng 180 m đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa

Trước câu hỏi về kinh phí làm chương trình, sách giáo khoa mới khá lớn, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, ông cũng nắm được việc có những ý kiến nghi ngờ ban dự án “ăn tiền”. Tuy nhiên, thực tế là toàn bộ nguồn kinh phí được vay của Ngân hàng Thế giới (WB) và họ quản lý, giám sát tài chính rất chặt chẽ. WB đề nghị trả lương cho những người làm chương trình, không quan trọng ai làm gì mà chỉ quan tâm làm thế nào để chương trình tốt nhất.

“Nhiều thành viên phải liên tục bay từ miền Nam ra Hà Nội để cùng thực hiện dự án. Có những đợt tuần nào họ cũng phải ra, chi phí đi lại nhiều nên coi như họ chẳng có đồng nào…144 tỷ đồng cho chương trình đổi mới sách giáo khoa, tưởng nhiều nhưng thực ra chỉ bằng 180 m đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa hoặc 600 m đường cao tốc Bắc – Nam”, ông Thuyết nói.

Sáng 12/9, tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Luật Giáo dục sửa đổi, nhiều đại biểu nêu câu hỏi về vấn đề đang được dư luận quan tâm – chương trình giáo dục thực nghiệm.

Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng không thể có sách giáo khoa nhà trường tự chọn hay một môn lại có nhiều sách giáo khoa mà phải thống nhất trên cả nước, vì nếu đểcác địa phương hay trường tự chọn thì sẽ dễ dẫn đến tiêu cực và cục bộ.

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, đổi mới giáo dục là cần thiết nhưng cần có tỉnh ổn định, đồng bộ và thống nhất. “Không thể có sách giáo khoa tự chọn được”, bà Ngân nói.

Quỳnh Trang