NỮ SINH ĐÀO DUY TỪ VÀ NIỀM SAY MÊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

NỮ SINH ĐÀO DUY TỪ VÀ NIỀM SAY MÊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

ITIT
Tháng tư 4, 2018 - 07:39
Tháng tư 26, 2024 - 14:39
 0  7
NỮ SINH ĐÀO DUY TỪ VÀ NIỀM SAY MÊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

Jules Verne từng khẳng định:“Khoa học được xây nên từ những sai lầm, nhưng chúng là những sai lầm hữu ích, bởi chúng dẫn ta dần dần tới chân lý”.

Thật vậy, nghiên cứu khoa học là quá trình khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức khoa học này tốt hơn có thể thay thế dần cho những cái cũ không còn phù hợp. Nghiên cứu khoa học là một quá trình sáng tạo, tìm tòi không ngừng nghỉ đòi hỏi sự nhiệt huyết và quyết tâm rất lớn.

Ngôi trường Đào Duy Từ được biết đến là ngội trường của sáng tạo Khoa học và Hợp tác quốc tế. Ngôi trường ấy, đã khơi nguồn đam mê nghiên cứu cho rất nhiều thế hệ học trò và đã đem lại thành tích đáng tự hào. Trong đó phải kể đến những nữ sinh trẻ đam mê sáng tạo, không ngần ngại chịu khó, chịu khổ khi tham gia nghiên cứu Khoa học.Ban truyền thôngcó một cuộc phỏng vấn nhanh đến một số nữ sinh trường Đào Duy Từ đã từng tham dự các cuộc thi sáng tạo NCKH và đem về niềm vinh quang cho trường. Mời các bạn cùng theo dõi:

Hình ảnh Thu Hà 12D (thứ hai từ trái sang) – Thùy Trang 12D (ngoài cùng bên phải) nhận giải sáng chế KHKT HS THPT

Chào Thu Hà, Ngọc Minh và Hạnh Trang được biết con đường nghiên cứu khoa học không dễ dàng, nó đòi hỏi sự liều lĩnh và quyết tâm rất lớn. Vậy cơ duyên nào để các em đến với nghiên cứu Khoa học?

Ngọc Minh (12D01) chia sẻ: Cơ duyên để em đến với việc nghiên cứu Khoa học đó là niềm yêu thích tìm tòi, nghiên cứu những điều mới lạ ngay từ nhỏ. Và em được bố mẹ cho đi du lịch rất nhiều nơi. Chính điều đó khiến em muốn được đối chứng, kiểm nghiệm sự vật đó bằng chính đôi tay của mình ạ!

HS Ngọc Minh (12D01) tại poster tham dự

Thu Hà(12D): Thưa cô, đưa em đến với việc nghiên cứu khoa học rất tình cờ. Trong một lần đi tham quan Hạ Long, bất chợt thấy những hoạt động phát triển khai thác du lịch, khoáng sản đã làm nguồn nước bị ô nhiễm đã thôi thúc em nảy ra ý tưởng sáng tạo ra một cách thức nào đó để tính toán đo đạc độ đục của nước một cách nhanh chóng, tiết kiệm hơn so với những phương pháp truyền thống. Ý tưởng ban đầu chưa được thực hiện mà khi học dưới mái trường Đào Duy Từ với sự giúp đỡ giảng dạy của các thầy cô em mới được bắt tay nghiên cứu đề tài: Sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh Landsar đánh giá sự thay đổi của độ đục nước biển tại khu vực vịnh Hạ Long.

Trong quá trình nghiên cứu Khoa học các em gặp những khó khăn gì?

Hạnh Trang(11D0): Theo em, khó khăn lớn nhất khi nghiên cứu là tìm kiếm đề tài. Đề tài đó phải có tính thực tiễn cao, phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của xã hội. Không chỉ vậy, khi làm việc nhóm, chúng em đôi lúc xảy ra bất hòa vì mỗi người một quan điểm khác nhau. Bên cạnh đó, giao tiếp Tiếng anh cũng là điều mà chúng em phải chú ý đó là khả năng tự tin, thuyết trình lưu loát. Tuy nhiên, trong qúa trình nghiên cứu vất vả chúng em luôn nhận được sự giúp đỡ và ủng hộ hết mình từ phía các thầy cô và bố mẹ.

HS Hạnh Trang 11D0 cuộc thi sáng chế KHKT tại Đài Loan

Thu Hà(12D):: Trong bất kì công việc nào cũng đều có những khó khăn nhất định. Đối với việc nghiên cứu khoa học của chúng em, khó khăn đầu tiên là kiến thức và kĩ năng. Bởi lượng kiến thức chúng em thu nhận ở cấp THPT còn khá khiêm tốn, nhưng thật may mắn là chúng em đã được các thầy cô tận tình giảng dạy, cách thức xử lí, thu nhận thông tin, cơ sở khoa học có liên quan.Thứ đến là nguồn tài liệu tham khảo rất phong phú và đa dạng từ nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, việc tìm nguồn, dịch sang tiếng việt, đọc hiểu và sử dụng có ích có hiệu quả cả một vấn đề. Và cuối cùng, với đề tài chúng em: “tính toán độ đục” nên chủ yếu là các bước xử lí, tính toán các số liệu thu thập, đưa vào thuật toán, lập các biểu đồ biến thiên… đòi hỏi sử dụng thành thạo các phần mềm trên máy tính, phải mất khá nhiều thời gian để có thể làm tốt phần này.

Thành tích mà các em đạt được đó là gì? Hãy diễn tả thật ngắn gon cảm xúc đó?

Hạnh Trang (11D0): Thành tích chúng em đạt được là:Huy chương vàng của Kaohsiung International Invention & Design EXPO 2017. Giải Leading Innovation của Macao. Cảm xúc của em:rất vui, rất tuyệt vời ạ!

Thu Hà(12D):: Thành tích đạt được“Giải Nhì cuộc thi sáng tạo khoa học và kĩ thuật cấp thành phố hà nội – Hasef 2017– được lựa chọn vào đội tuyển thi quốc gia vào giữa Tháng 3-2018”. Cảm xúc lúc đó của em:đã không kìm nén nổi sự xúc động và niềm hạnh phúc. Em chỉ biết cảm ơn bố mẹ, cảm ơn thầy cô”.

Ngọc Minh (12D01):Thành tích đạt được là “Huy chương vàng với đề tài hệ thống PVC xử lý”.Em cảm thâý: “rất vui và hạnh phúc, lúc đó em đã khóc vì không thể tin được kết quả của đội mình”

HS Dương Nhã Thư – Thùy Trang 12D01 cuộc thi sáng chế quốc tế tại Đài Loan

Cảm ơn các em đã có cuộc trò chuyện rất thú vị. Nhân ngày 8-3, Ban truyền thông gửi đến các em lời chúc: chúc các em luôn xinh đẹp, học giỏi và luôn đạt được mọi ước mơ!

Dưới đây là những thành tích Nghiên cứu khoa học của nữ sinh trường Đào Duy Từ: