SỰ KHÁC BIỆT GIỮA DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG VÀ DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG VÀ DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi minh họa những điểm khác biệt chính giữa việc học tập định hướng phát triển năng lực so với cách tiếp cận giáo dục truyền thống, đặc biệt trong các lĩnh vực như văn hóa trường học, học tập suốt đời, nhịp độ học tập, hướng dẫn, đánh giá và chính sách chấm điểm.
Môi trường học tập
Trong giáo dục truyền thống, việc học tập diễn ra bên trong một lớp học truyền thống, ít hoặc hiếm khi việc học được tiếp cận theo sở thích của học sinh hoặc phong cách học tập.
Trong dạy học phát triển năng lực, học sinh có nhiều trải nghiệm học tập khác nhau ở trường, học tập trực tuyến và học tập trong cộng đồng. Các chủ thể đa dạng tạo ra lộ trình học tập khác nhau để phù hợp với sở thích và phong cách học tập của học sinh
Các chỉ dẫn
Trong giáo dục truyền thống, mỗi lớp học có một giáo viên, việc thiết kế và cung cấp chương trình giảng dạy được tiến hành với rất ít sự khác biệt.
Trong dạy học phát triển năng lực, giáo viên hợp tác với cộng đồng và học sinh để phát triển một kế hoạch học tập riêng cho mỗi học sinh dựa trên sở thích, phong cách học tập và thời gian.
Hệ thống đánh giá
Trong giáo dục truyền thống, các bài kiểm tra, đánh giá được tiến hành vào một thời điểm nhất định để đánh giá và phân loại học sinh. Thường thì, các bài đánh giá tổng kết sẽ diễn ra vào cuối năm học.
Trong dạy học phát triển năng lực, một hệ thống đánh giá toàn diện là một phần thiết yếu của hệ thống học tập. Đánh giá thường xuyên được tiến hành. Các đánh giá tổng kết được thực hiện khi học sinh đã làm chủ một đơn vị kiến thức nào đó.
Chính sách chấm điểm
Trong giáo dục truyền thống, điểm số được tham chiếu theo tiêu chuẩn, phản ánh các tiêu chuẩn của môn học, thường dựa trên các con số hoặc chữ và một bài kiểm tra cuối cùng.
Trong học tập theo định hướng phát triển năng lực, điểm số phản ánh mức độ làm chủ các năng lực. Nếu học sinh không không đạt ở năng lực nào, chúng sẽ chỉ phải học lại/ bổ sung năng lực đó thay vì phải học lại toàn bộ môn học.
Học tập suốt đời
Trong giáo dục truyền thống, học sinh được trang bị kiến thức để vượt qua các kì thi.
Trong học tập dựa trên năng lực, học sinh dự kiến sẽ thành thạo các năng lực phù hợp với các tiêu chuẩn sẵn sàng cho đại học và nghề nghiệp với các mục tiêu học tập rõ ràng.
Nhịp độ học tập
Trong giáo dục truyền thống, học sinh phải tuân theo các lớp học, cấp học và tuân thủ nhịp độ học tập do giáo viên đề ra cho cả lớp.
Trong học tập dựa trên năng lực, học sinh nhận được hỗ trợ phù hợp cả trong trường và ngoài trường để có thể học nhanh hơn so với các bạn ở cùng lớp.
Theoknowledgeworks.org
Táo Giáo Dụcdịch