THÁNG 10/2018 SẼ TRƯNG CẦU Ý KIẾN XÃ HỘI VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội
THÁNG 10/2018 SẼ TRƯNG CẦU Ý KIẾN XÃ HỘI VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội
Dự kiến là khoảng nửa đầu tháng 10/2017, Bộ GD – ĐT sẽ công bố chương trình các môn học và trưng cầu ý kiến xã hội 60 ngày trước khi hoàn thiện…
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông cho biết, Bộ GD-ĐT đã thông qua chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Tiếp đến là công đoạn biên soạn chương trình các môn học và hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động trải nghiệm.
Dự kiến, khoảng nửa đầu tháng 10/2017, Bộ GD-ĐT sẽ công bố chương trình các môn học và hoạt động giáo dục để trưng cầu ý kiến xã hội 60 ngày trước khi hoàn thiện, đưa lên các hội đồng thẩm định chương trình xem xét, phê duyệt. Lúc đó, các tổ chức, cá nhân mới có thể dựa vào chương trình để viết sách giáo khoa phổ thông mới.
Chương trình Hoạt động trải nghiệm cũng đang biên soạn, chưa được thẩm định, ban hành nên việc biên soạn sách hướng dẫn hoạt động này cũng chưa thể triển khai được.
Theo Nghị quyết 88 của Quốc hội, từ năm học 2018 – 2019, bắt đầu triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Tuy nhiên, tại cuộc họp tổng kết năm học 2016 – 2017 diễn ra vào tháng 8/2017, nhiều địa phương đã có ý kiến là nên lùi việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Trước nhiều kiến nghị của các địa phương, ông Đoàn Văn Ninh, Giám đốc Dự án Hỗ trợ đổi mớigiáo dục phổ thông mới(Bộ GD-ĐT) cho biết, Bộ vừa thông quachương trình giáo dục phổ thông mớivà đang rà soát lại các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình theo đúng lộ trình như Nghị quyết 88 đã đề ra. Trong đó, ưu tiên đến việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục.
Trước đề xuất của địa phương kiến nghị lùi thời gian thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD-ĐT sẽ lắng nghe các kiến nghị và có thể đề xuất lên Chính phủ và trình lên Quốc hội xem xét kéo dài thêm thời gian để chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho việc xây dựng và biên soạn chương trình, sách giáo khoa mới cũng như các điều kiện cần thiết khác khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.