TÍNH CẤP THIẾT VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG VIỆC MỞ RỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA TRƯỜNG THCS ĐÀO DUY TỪ – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội
TÍNH CẤP THIẾT VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG VIỆC MỞ RỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA TRƯỜNG THCS ĐÀO DUY TỪ – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội
Tại sao phải mở rộng hợp tác quốc tế?
Trong thời đại toàn cầu hóa, giáo dục được xem là cầu nối và cũng là hướng đi mở trong quá trình hội nhập quốc tế của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
“Ngành giáo dục ở mọi cấp đều phải có sự đột phá để không bỏ lỡ bất cứ cơ hội phát triển nào”. Theo quan điểm đó, trường THPT&THCS Đào Duy Từ (Hà Nội) đã chủ động tạo ra sự đột phá bằng cách tăng cường hợp tác quốc tế, đào tạo các kỹ năng mềm nhằm trang bị các con học sinh của nhà trường những kiến thức, kinh nghiệm, tạo cho các con một phong cách năng động, tự tin trong hành trang hội nhập với bè bạn năm châu, giúp học sinh có thêm nhiều cơ hội phát triển sau khi kết thúc bậc học phổ thông.
- Giáo dục trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0
Gần đây McDonald công bố sẽ xây thêm 25.000 nhà hàng mới, hoạt động hầu như bằng robots và tự động hóa nên có thể cắt giảm hàng trăm ngàn người lao động. Hay mới đây thông tin Foxconn Technology Group, công ty cung cấp linh kiện cho hãng Apple và Samsung, cũng tuyên bố sẽ cắt giảm 60.000 nhân công và thay thế bằng robots.
Do áp dụng các thành tựu của CMCN 4.0, khi đó nhiều lĩnh vực công nghiệp được tự động hóa thay thế con người và các yêu cầu về kỹ năng của người lao động sẽ cao. Khi đó nếu người lao động không nâng cao năng lực, kỹ năng để thích ứng nhanh với sự thay đổi của sản xuất thì bị loại khỏi thị trường lao động.
Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước đang phát triển trong khu vực và thế giới đều đang phải đối mặt với những thách thức lớn về sự thiếu hụt lao động có trình độ cao và kỹ năng chuyên nghiệp để đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho cuộc CMCN 4.0. Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra không chỉ với nền giáo dục (GD) Việt Nam mà của cả thế giới là làm thế nào để đào tạo ra nguồn nhân lực lao động để đáp ứng nhu cầu phát triển trong bối cảnh mới của thế giới.
Phân tích về tính cấp bách và quan trọng của vấn đề này, TS. Nguyễn Đắc Hưng (Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo, Dạy nghề – Ban Tuyên giáo Trung ương) cho rằng, muốn hòa nhập vào cuộc CMCN 4.0, vào nền kinh tế số, yếu tố then chốt là nguồn nhân lực. Chúng ta cần cải cách hệ thống GD, đào tạo để tạo ra công dân toàn cầu.
Tiết học Tin học của HS THCS Đào Duy Từ
Thay đổi tư duy quá trình dạy và học
Đối với quá trình dạy, cần chuyển từ truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất và phát triển năng lực người học hay là tổ chức một nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp; chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng cả số lượng, chất lượng và hiệu quả; chuyển từ chỉ chú trọng GD nhân cách nói chung sang kết hợp GD nhân cách với phát huy tốt nhất tiềm năng cá nhân; chuyển từ quan niệm cứ có kiến thức là có năng lực sang quan niệm kiến thức chỉ là yếu tố quan trọng của năng lực.
Còn với việc học, cần chuyển từ học thuộc, nhớ nhiều sang hình thành năng lực vận dụng, thích nghi, giải quyết vấn đề, tư duy độc lập. Không chỉ học chỉ trong sách vở, qua tài liệu mà phải học qua nhiều hình thức khác như qua trò chơi, liên hệ tương tác, cung ứng đám đông, học bằng dự án. Đặc biệt, với học sinh, sinh viên là người lao động trong tương lai cần thay đổi suy nghĩ học một lần cho cả đời bằng việc học cả đời để làm việc cả đời.
- Chương trình giáo dục phổ thông mới
Chương trình dự kiến sẽ được bắt đầu triển khai trên cả nước từ năm học 2019-2020 với lớp 1 của bậc tiểu học, từ năm học 2020-2021 với lớp 6 của bậc trung học cơ sở và từ năm học 2021-2022 với lớp 10 của bậc trung học phổ thông.
Lần đầu tiên định hình “sản phẩm” giáo dục
Điểm hoàn toàn mới trong chương trình đổi mới giáo dục sắp được triển khai là lần đầu tiên, ngành giáo dục đưa ra được mô hình “sản phẩm” tương lai của mình.
Cụ thể, theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, chương trình giáo dục sẽ hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất chủ yếu với 10 năng lực cốt lõi.
Các phẩm chất chủ yếu này gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Các năng lực cốt lõi gồm ba năng lực chung và 7 năng lực chuyên môn.
Các năng lực chung là tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Những năng lực này sẽ được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển.
Các năng lực chuyên môn gồm năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất. Các năng lực chuyên môn này được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định.
Các năng lực, phẩm chất này đều được cụ thể hóa bằng những biểu hiện cụ thể của học sinh cần đạt được ở từng cấp học.
Hoạt động hợp tác nhóm của HS Đào Duy Từ
Chuyển từ truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất, năng lực cho người học
Các yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi là căn cứ để xây dựng chương trình môn học và hoạt động giáo dục, biên soạn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học, đánh giá kết quả giáo dục học sinh và chất lượng giáo dục phổ thông.
Theo giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, nội dung giáo dục không hàn lâm như hiện tại mà là những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại, cần có để xây dựng phẩm chất, năng lực đã đề ra.
Phương pháp giáo dục sẽ không còn lối dạy truyền thụ kiến thức một chiều, thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép như truyền thống. Theo chương trình mới, giáo viên chỉ là người khơi gợi, hướng dẫn để học sinh tự khám phá ra ý nghĩa bài học. Giáo viên phải tổ chức, động viên học sinh hoạt động, trao đổi nhóm, nói lên ý nghĩ của mình.
Giáo dục cũng không cào bằng như hiện nay mà hướng tới cá nhân hóa theo năng lực của từng học sinh. Nội dung dạy học được tích hợp ở các bậc học thấp và phân hóa dần ở các bậc học cao hơn.
Chương trình giáo dục chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống. Thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh.
Các phương pháp kiểm tra, đánh giá cũng sẽ thày đổi phù hợp với mục tiêu và phương pháp giáo dục để hỗ trợ giáo dục đạt mục tiêu đề ra.
Sẽ có nhiều sách giáo khoa
Chương trình giáo dục hiện hành chỉ có một bộ sách giáo khoa chính thống trên toàn quốc từ lớp một đến lớp 12, do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng và Nhà xuất bản Giáo dục độc quyền phát hành.
Tuy nhiên, theo Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, thì các tổ chức, cá nhân có năng lực đều có thể tham gia viết sách giáo khoa. Việc lựa chọn sách nào sẽ do học sinh, phụ huynh, giáo viên quyết định. Các trường cũng ko phải chọn trọn một bộ mà họ có thể chọn nhiều sách từ các bộ khác nhau.
Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chuẩn bị thông tư quy định quy chuẩn tổ chức, cá nhân viết sách giáo khoa, quy trình biên soạn, thẩm định, thực nghiệm sách, tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định sách.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ vẫn soạn thảo một bộ sách giáo khoa nhằm đảm bảo chắc chắc việc có sách cho học sinh và giáo viên. Tuy nhiên, bộ sách này không có tính pháp định bắt buộc sử dụng.
Giáo dục cơ bản 9 năm
Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, chương trình giáo dục cơ bản sẽ kết thúc ở lớp 9, gồm 5 năm tiểu học và 4 năm trung học cơ sở.
Giai đoạn giáo dục cơ bản, học sinh sẽ phải học bắt buộc 11 nội dung giáo dục, gồm 10 môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Các môn học bắt buộc ở bậc tiểu học gồm Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật.
Các môn học bắt buộc ở bậc trung học cơ sở gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật.
Giai đoạn giáo dục cơ bản có hai môn tự chọn là Ngoại ngữ và Tiếng dân tộc thiểu số.
Ba năm giáo dục định hướng nghề nghiệp
Chương trình giáo dục phổ thông mới chuyển ba năm trung học cơ sở thành giai đoạn định hướng nghề nghiệp với nhiều đổi mới so với chương trình hiện tại.
Theo đó, ở bậc học này chỉ còn 5 môn học bắt buộc thay vì bắt buộc học tất cả 13 môn như hiện nay.
Các môn học bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh.
Các môn học được lựa chọn chia thành ba nhóm. Nhóm khoa học xã hội gồm môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật. Nhóm khoa học tự nhiên gồm môn Vật lý, Hóa học, Sinh học. Nhóm công nghệ và nghệ thuật gồm môn Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật.
Học sinh chọn 5 môn trong số các môn được lựa chọn, mỗi nhóm ít nhất một môn.
Ngoài ra, bậc học này còn một số nội dung bắt buộc khác như hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, chuyên đề học tập bắt buộc (ba chuyên đề), chương trình giáo dục địa phương.
Xuất hiện thêm môn học mới: Hoạt động trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ở bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông là nội dung hoàn toàn mới lạ trong chương trình giáo dục phổ thông sắp được triển khai.
Trải nghiệm hoạt động giáo dục STEM của HS Đào Duy Từ
Nội dung cơ bản của chương tình này xoay quanh các mối quan hệ giữa cá nhân học sinh với bản thân, giữa học sinh với người khác, cộng đồng và xã hội; giữa học sinh với môi trường; giữa học sinh với nghề nghiệp.
Nội dung này được triển khai qua bốn nhóm hoạt động chính: hoạt động phát triển cá nhân, hoạt động lao động, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, hoạt động hương nghiệp.
Học sinh dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống dưới sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên.
Hoạt động này giúp thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù như năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp, năng lực thích ứng với những biến động trong cuộc sống và các kỹ năng sống khác.
Môn Toán môn Văn thay đổi nội dung đào tạo, môn Tin học bắt buộc
Chương trình Ngữ văn chỉ còn 6 tác phẩm văn học bắt buộc gồm:Nam quốc sơn hàtương truyền của Lý Thường Kiệt,Hịch tướng sĩcủa Trần Quốc Tuấn,Bình Ngô đại cáocủa Nguyễn Trãi,Truyện Kiềucủa Nguyễn Du,Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộccủa Nguyễn Đình Chiểu,Tuyên ngôn độc lậpcủa Hồ Chí Minh. Việc thi cử sẽ không căn cứ sách giáo khoa hay chương trình cụ thể nào.
Chương trình môn Toán xây dựng trên phương châm 10 chữ: Tinh giản, thiết thực, hiện đại và khơi nguồn sáng tạo và quán triệt tinh thần “Toán học cho mọi người”. GS Nguyễn Minh Thuyết nêu ví dụ ở môn Toán, chương trình mới sẽ bỏ bớt những kiến thức khó và chưa thiết thực như kỹ thuật phân tích đa thức thành nhân tử, số phức…
Chương trình Tin học sẽ chọn lọc nội dung cơ bản hòa quyện của ba mạch tri thức: Khoa học Máy tính, Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Học vấn số hóa phổ dụng, đồng thời quan tâm đúng mức đến nội dung về đạo đức, văn hóa, pháp luật và ảnh hưởng của tin học lên xã hội.
Định hướng giáo dục trường THCS Đào Duy Từ
Trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa và bối cảnh cuộc cách mạng 4.0, trường THCS Đào Duy Từ lựa chọn các giải pháp dự báo và đón đầu.
Trên cơ sở đó, việc hội nhập quốc tế của trường là một trong những mũi nhọn được Nhà trường đầu tư mạnh mẽ.
Lựa chọn đối tác uy tín
Thông qua quan hệ thường xuyên với các trường phổ thông, dự bị đại học và đại học trên thế giới như: Chung Ling (Trường phổ thông của Malaysia), Insworld (Dự bị đại học của Anh),Yonsei ( Đại học của Hàn Quốc), Saint Martin’s,Bách khoa CaliforniavàKentucky(các Đại học của Hoa kỳ), Nanyang (Đại học của Singapore), Saint Mary (Đại học của Canada)… Trường Đào Duy Từ liên tục cử các đoàn giáo viên và học sinh đi giao lưu và sinh hoạt chuyên môn ở nước ngoài, đồng thời nhận được các học bổng du học từ các trường bạn.
Hợp tác quốc tếtế của trường Đào Duy Từ ngày càng mở rộng
Trường Đào Duy Từcó phòng hỗ trợDu học chuyên giúp đỡ, tư vấn, bồi dưỡng kiến thức và hoàn tất các thủ tục cho các học sinh có nguyện vọng du học, đặc biệt là được nhận học bổng vào học ở top 20 trường Đại học hàng đầu của Hoa Kỳ.
Hoạt động đa dạng với nhiều trải nghiệm
Kể từ năm 2009 các giáo viên và học sinh của Trường Đào Duy Từ đã tham dự:
– 5 lần gặp gỡ giao lưu và sinh hoạt chuyên môn với các nhà bác học được giải thưởng Nobel về Vật lý, Hóa học, Văn học… do Bộ Giáo dục Singapore, Trường tổng hợp Nanyang và Viện Hwa Chong tổ chức tại Singapore.
– 5 chuyến tham quan học tập, giao lưu tại các trường Đại học Quảng Tây, Đại học Vân Nam, Đại học Côn Minh, Đại học Tây An, Đại học Thượng Hải.
–7 lần Hội nghị khoa học và kỹ thuật cho tuổi trẻ được tổ chức ở Bangkok, Thái Lan từ năm 2012 đến năm 2017.
– Hội nghị khoa học cho học sinh phổ thông và sinh viên Đại học tại Tsukuba Nhật Bản từ ngày 25 đến 30 tháng 8 năm 2013.
– Trại hè quốc tế hàng năm ở trường Chung Ling, Malaysia (Đoàn trường Đào Duy Từ tham dự gồm 02 giáo viên, 23 học sinh).
– Tham quan và học tập tiếng Anh tại các trường Đại học của Hoa kỳ như Saint Martin’s, Harvard, Tufts… vào tháng 7 hàng năm.
– Tham gia các kỳ thi sáng chế và phát minh Quốc tế hàng năm tại Đài Loan, Hàn Quốc, Rumania,…
Đoàn GV và HS Đào Duy Từ tham dự hội thảo khoa học quốc tế
Hiệu quả tích cực
Qua các hoạt động hợp tác quốc tế, giáo viên và học sinh của trường không chỉ mở rộng hiểu biết, nâng cao chuyên môn, trau dồi khả năng Ngoại ngữ mà còn mang về rất nhiều giải thưởng quốc tế danh giá và các suất học bổng du học có giá trị (riêng năm học2017 – 2018 học sinh Đào Duy Từ có 15 học bổng toàn phần).
Mở lớp hệ quốc tế hệ THCS
Đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, hướng tới việc giúp học sinh được học tập trong môi trường quốc tế tiếp cận với nền giáo dục của các nước phát triển nhưng chỉ phải chi phí với mức thấp nhất, năm học mới 2019-2020, trường THCS Đào Duy Từ dự kiến mở thêm các lớp quốc tế với định hướng:
- Tạo nguồn cho lớp quốc tế cấp THPT.
- Thi HSG, thi sáng tạo KH-KT Quốc gia và Quốc tế để xin học bổng du học. (nếu đáp ứng yêu cầu)
Phương thức đào tạo:
- Tăng cường số tiết chính khóa và các môn học cần thiết, học với tiến độ nhanh.
- Mỗi tuần học Tiếng Anh thêm 4h với người bản địa, các giờ học Khoa học bằng tiếng Anh, luyện thi IELTS, SAT, TOIEC…
- Số học sinh mỗi lớp không quá 20.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ văn phòng Nhà trường:
Trường THCS Đào Duy Từ, Khu E, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại văn phòngTHCS: (04)35545231