TRẺ EM HỌC HÀNH ĐỘNG CỦA CHA MẸ NHIỀU HƠN LỜI NÓI: PHỤ HUYNH CÀNG LÀ MỘT TẤM GƯƠNG TỐT, CON CÁI CÀNG THÀNH CÔNG – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

TRẺ EM HỌC HÀNH ĐỘNG CỦA CHA MẸ NHIỀU HƠN LỜI NÓI: PHỤ HUYNH CÀNG LÀ MỘT TẤM GƯƠNG TỐT, CON CÁI CÀNG THÀNH CÔNG – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

ITIT
Tháng 11 16, 2018 - 22:11
Tháng tư 13, 2024 - 23:13
 0  15
TRẺ EM HỌC HÀNH ĐỘNG CỦA CHA MẸ NHIỀU HƠN LỜI NÓI: PHỤ HUYNH CÀNG LÀ MỘT TẤM GƯƠNG TỐT, CON CÁI CÀNG THÀNH CÔNG – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

Đã có bằng chứng rõ ràng về việc cha mẹ có những ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ em, thậm chí khi trẻ chỉ mới biết đi theo nhiều cách khác nhau thông qua những hành vi được lặp đi lặp lại hàng ngày.

Các bậc cha mẹ thường dành không biết bao nhiêu thời gian để hướng dẫn trẻ những bài học đầu đời. Từ những thứ vô cùng đơn giản như nói cảm ơn và xin lỗi hay cách dùng dao và dĩa, cha mẹ cũng phải tốn nhiều công sức để chỉ dẫn cho bé. Tuy nhiên, có một bài học mà đa phần các bậc cha mẹ vô tình không chỉ dẫn cho bé, một bài học không đơn giản có thể giải thích chỉ trong vài cuộc đối thoại đơn giản. Một bài học chỉ có thể được tiếp thu qua những ví dụ thường ngày đó chính là bài học về tính kiên trì.

Một nghiên cứu mới dây được xuất bản trên tạp chí Khoa Học của Mỹ đã chứng minhtrẻ em không chỉ tiếp nhận gene từ cha mẹ. Chúng còn học hỏi và tiếp nhận những đức tính khác như sự kiên nhẫn, cách cư xử hàng ngày bằng cách quan sát cha mẹ, những người xung quanh hàng ngày. Những nhà nghiên cứu tới từ Viện Công Nghệ Massachusetts khẳng định những đứa trẻ sau khi để ý những người lớn hơn thể hiện sự cố gắng, nỗ lực để hoàn thành một việc nào đó, thường sẽ có xu hướng thể hiện sự kiên trì nhiều hơn khi thực hiện bất cứ một công việc mới nào.

Bà Laura Schulz, một nhà khoa học nghiên cứu nhận thức tại MIT cho biết: “Bạn gần như không thể biết và nhận ra những đứa trẻ quan sát chúng ta nhiều như thế nào và cách thức chúng rút ra kết luận từ những hành vi của người lớn”. Cách những trẻ em phản ứng lại với những hành động của người lớn còn được coi là một cơ chế học hỏi những khái niệm và sự vật mới, đồng thời cũng là cách để chúng thay đổi hành vi của mình cho phù hợp hơn.

Các nhà khoa học tại MIT đã thực nghiệm trên 262 trẻ em trong độ tuổi từ 13 tới 18 tháng trong 3 bối cảnh khác nhau. Ở nhóm thứ nhất, những nhà nghiên cứu sẽ “giả vờ” vật lộn để dùng 2 món đồ chơi khác nhau 1 lúc trước khi có thể chơi thành thạo chúng, trong lúc đó những đứa trẻ cũng được tham gia xử lý vấn đề cùng những nhà nghiên cứu. Ở nhóm thứ hai, các nhà nghiên cứu sẽ nhanh chóng sử dụng 2 món đồ chơi mà không gặp bất cứ khó khăn nào. Nhóm cuối cùng, những nhà nghiên cứu sẽ chỉ đơn giản để món đồ chơi ở đó và không có ý định muốn chạm vào chúng hay hướng dẫn trẻ sử dụng.

Kết quả cho thấy những đứa trẻ ở nhóm thứ nhất thể hiện sự kiên nhẫn với món đồ chơi nhiều nhất và cũng là nhóm có tỷ lệ trẻ có thể ấn vào nút phát nhạc nhiều nhất. Trong khi nhóm thứ 3, hầu như trẻ không để ý hay chạm vào món đồ chơi. Thông qua hành vi của người lớn, những đứa trẻ nhận thức được chúng cần phải làm gì để sử dụng các vật dụng. Cũng tương tự như vậy đối với cách cư xử trong cuộc sống và tính cách.

Cách mà người lớn hành động, ứng xử sẽ quyết định phần lớn đến hành vi của trẻ. Nói một cách khác, trẻ em không chỉ bắt chước hành động của người lớn mà chúng còn quan sát và học hỏi giá trị của sự kiên nhẫn qua hành vi của cha mẹ.

Thu Hoài

Theo Trí thức trẻ/Reader