10 TRÒ CHƠI THÚ VỊ DÀNH CHO NHỮNG PHÚT CUỐI TRONG LỚP HỌC TIẾNG ANH

ITIT
Tháng mười hai 19, 2018 - 08:24
Tháng tư 22, 2024 - 09:47
 0  159
10 TRÒ CHƠI THÚ VỊ DÀNH CHO NHỮNG PHÚT CUỐI TRONG LỚP HỌC TIẾNG ANH

Các hoạt động, trò chơi trong lớp học là phương pháp hữu hiệu nhất để học viên nắm vũng bài học

Nếu tôi có thể dành một lời khuyên cho những giáo viên mới, lời khuyên đó sẽ là: lúc nào cũng chuẩn bị sẵn trong túi một vài bài tập nhỏ và vui, những bài tập này không mất nhiều thời gian để chuẩn bị nhưng lại hiệu quả với nhiều cấp độ học sinh giúp ứng dụng và ôn tập tốt các tài liệu hữu ích.

Khi lên kế hoạch giảng dạy, chúng ta không thể nào nói chính xác bài giảng kéo dài trong bao lâu: đó là một ẩn số muôn thưở của các giáo viên, nhưng bạn không cần phải lo lắng về điều này. Chuẩn bị sẵn sàng các hoạt động để cùng lúc làm nóng không khí lớp học trong các khoảng thời gian thừa và luyện tập những cụm từ bổ ích cũng như tặng cho các học sinh của bạn một món quà nhỏ xứng đáng.

Dù vậy, có hai điều cảnh báo các giảng viên cần lưu ý:

1) Phần thưởng chỉ dành cho sự nỗ lực, chứ không trao tặng miễn phí,

2) Luôn luôn đảm bảo cẩn thận rằng mục đích chính của bất cứ hoạt động nào cũng không phải đơn giản là để nhanh hết thời gian. Thay vào đó, tập trung vào những điểm từ vựng và ngữ pháp thích hợp, hoặc một kĩ năng cần luyện tập. Tôi rất tin tưởng vào việc giữ cho học sinh gắn kết với bài giảng và đúng trọng tâm chủ đề đến khi chuông reng: học sinh sẽ tôn trọng bạn hơn, và học được nhiều thứ hơn. Điều này cũng tạo mối liên kết nhất định trong suốt 45 phút lên lớp, một đồng nghiệp của tôi chia sẻ, cần phân rõ ràng thời gian này với thời gian không có bài giảng.

CÁC LOẠI HOẠT ĐỘNG

Tôi sẽ dùng thuật ngữ “hoạt động” để nói về các bài luyện tập, điều này mang mục đích giáo dục, hoàn toàn trái ngược với hoạt động không nhất thiết mang tính học thuật – các trò chơi. Hãy cứ thỏa sức sáng tạo và tiếp nhận những ý kiến của học sinh, song, có một vài loại hoạt động cơ bản như sau:

– Memory Games, những trò chơi này tập trung vào việc gợi nhớ lại một chuỗi các danh từ, các tình tiết của một câu chuyện hay một chuỗi sự kiện quan trọng.

– Fluency games, những trò chơi này xoáy sâu vào việc tạo ra những câu nói nhanh và trôi chảy mà chưa có sự chuẩn bị sẵn.

– Mysteries and Guessing Games, cũng giống như cách chơi trò “20 câu hỏi”, trò chơi giúp học sinh luyện tập kĩ năng đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề.

– Vocabulary Games, trò chơi này dựa vào vốn từ vựng của học sinh và khả năng ứng dụng những gì họ biết vào những từ mới.

– Words and Dictionary Games, trò chơi này luyện tập những kĩ năng sử dụng từ điển quan trọng và giới thiệu những từ vựng mới theo một cách vui nhộn trong các bối cảnh ít nghiêm túc hơn.

– Quizzes, hoạt động này kiểm tra kiến thức tổng quát và những điểm từ ngữ đặc biệt trong khuôn khổ cạnh tranh, và có thể rất khác biệt so với các hình thức đánh giá năng lực khác.

CÁC HOẠT ĐỘNG GỢI Ý

Đây là các hoạt động giảng dạy tiếng Anh kinh điển có thể được chuẩn bị, thực hiện và hoàn tất chỉ trong mười phút. Tất cả đều hữu ích trong việc kéo dài bài dạy, tuy nhiên chỉ hoạt động tốt với vai trò là một hoạt động ngắn vào những phút cuối giờ học.

1. Trò chơi 20 câu hỏi bất bại: học viên hỏi những câu hỏi yes/no, ưu tiên hình thức đa dạng, ví dụ như nhằm mục đích khám phá động vật, đất nước, những người nổi tiếng mà bạn nghĩ đến, nhưng câu trả lời khả thi duy nhất là yes hoặc no. Một vài lựa chọn khác có thể là “maybe”, “not exactly” và tương tự như thế, để đưa ra những câu trả lời còn chưa rõ ràng.

2. Biến thể yêu thích của tôi về trò chơi 20 câu hỏi được biết đến với tên gọi “Hộp điện thoại bí ẩn”. Người ta phát hiện một người đàn ông chết trong một buồng điện thoại, và học sinh phải hỏi (đến 20 câu) câu hỏi để khám phá ra nguyên nhân cái chết. họ thường hỏi về vết thương, hoàn cảnh sống, sở thích và những việc mà ông ấy đã làm ngay trước khi bước vào buồng điện thoại, vân vân, nhưng nhấn mạnh lại một lần nữa, câu trả lời phải là “yes” hoặc “no”. Kết quả kinh điển là học sinh khám phá ra rằng người đàn ông đã đi câu cá cả ngày, bắt được một con cá rất to và gọi cho một người bạn để khoe khoang. Trong khi khoa tay múa chân để diễn tả độ to của con cá trong buồng điện thoại, ông ta tình cờ đấm vỡ vách kính và làm rách cổ tay. Điều này hơi rùng rợn, tôi công nhận điều này, nhưng nó khiến học sinh không ngừng đoán.

3. Trò chơi Hangman có thể áp dụng cho hầu hết các cấp độ học sinh. Giáo viên có thể điều chỉnh mức độ khó của trò chơi bằng cách bổ sung hoặc bỏ đi các gợi ý, ví dụ như gợi ý một hoặc hai chữ cái đầu, tiết lộ loại từ hay số âm tiết, tiết lộ từ thuộc nhóm nghĩa nào (công cụ, bệnh, phương tiện giao thông, …), miêu tả gốc từ hoặc nói cho học sinh biết bạn đã dạy từ này vào lúc nào.

Hangman là trò chơi kinh điển ở tất cả các lớp học tiếng Anh trong việc ôn tập từ vựng cho học sinh

4. Just a minute, trò chơi rèn luyện học sinh nói một cách trôi chảy, là một trò dự phòng tuyệt vời. Học sinh phải nói, vì nguyên tắc cơ bản là “Không ậm ừ, không lạc đề và không lặp lại từ” trong vòng 60 giây nói về một chủ đề tự chọn, học được chọn bởi đội còn lại.

5. Trò chơi I Went To Market là một trò chơi trí nhớ dành cho cả lớp. Học sinh đầu tiên nói, “Tôi đã đi chợ và mua một đôi giày trượt”. Học sinh thứ hai thêm vào món đồ mà mình đã mua: “Tôi đã đi chợ và một đôi giày trượt và một chú thằn lằn cưng”. Đây là một trò chơi tuyệt vời, không chỉ giúp luyện trí nhớ mà còn luyện cách sử dụng lượng từ ( một pint sữa, một kilo gạo, một chai rượu) và mạo từ (a, an, the).

6. Kim’s Game là một thử thách trí nhớ khác. Sắp xếp một tá hoặc vài món đồ dùng hằng ngày trên bàn và mời các đội dành vài phút nhớ các món đồ đó. Sau đó, cho các học sinh ngồi xuống, không cho họ nhìn, lấy đi một hoặc hai món đồ, mời họ quay lại nhìn và hỏi món đồ nào đã bị lấy mất. Tôi tổ chức một biến thể khác của game này, đó là bắt học sinh đọc tên các đồ vật mà họ nhìn thấy để luyện từ vựng.

Thay vì bỏ nhiều thời gian ràng buộc học sinh với những kiến thức nhàm chán trong sách vở

hãy để học sinh tự do phát triển khả năng với những trò chơi bổ ích

7. Trò chơi “Ban nhạc”, tôi thường gọi thế, không thể đơn giản hơn nữa. tôi viết từ lên bảng, kiểm tra xem học sinh đã hiểu nghĩa của từ và số lượng kí tự lặp lại trong từ. sau đó tôi mời các học sinh, theo nhóm ít hơn 4 người, viết những từ được tạo ra từ các kí tự giống nhau. Ví dụ, kí tự “r” được lặp lại trong từ “roar”, nhưng trong từ “stretch” cần thêm một kí tự “t” nữa. Tôi nói với học sinh rằng kỉ lục là 99 từ để xem họ có thể phá kỉ lục này không. Thường thì họ tìm được khoảng 50- 60 từ trong 10 phút.

8. Trò chơi Dictionary Treasure Hunt khuyến khích học sinh tìm những từ cụ thể trong từ điển, chơi theo đội hoặc cá nhân và có tính thời gian. Một ví dụ như sau:

– Một từ có năm (hoặc sáu) âm tiết mà học sinh có thể giải thích với cả lớp.Một từ có nhiều hơn ba ngữ nghĩa.

– Một từ mang thuộc trường nghĩa y khoa, thiên văn học, hóa học, ….

– Một từ nước ngoài hoặc một thành ngữ được mượn nguyên văn (Schadenfreude, coup de grace, wigwam, igloo).

– Một từ có gốc là tên một thương hiệu.

9. Trò chơi Quick Jeopardy là một biến thể của trò the TV cổ điển, để trò chơi diễn ra nhanh chóng nhất, tôi chuẩn bị sẵn trước tất cả câu hỏi, đảm bảo rằng chúng đủ dễ để người chơi có được câu trả lời nhanh chóng, và chuyền câu hỏi cho đội kế tiếp ngay khi đội thứ nhất hoàn tất các câu trả lời.

10. Trò chơi Finish My Story là một trò chơi đặt câu có thể được tổ chức theo mô hình vòng tròn, hoặc ném một quả bóng hay túi đậu cho người chơi kế tiếp. Bắt đầu một câu dang dở (Ví dụ: “Yesterday I…”) và mời mỗi học sinh thêm duy nhất một từ vào câu đó. Câu hoàn chỉnh có thể khá kì dị hoặc trở nên cực kì dài, và thường khá buồn cười.

TẬN DỤNG THỜI GIAN, ĐỪNG GIẾT THỜI GIAN! ĐIỀU NÀY GIÚP CUNG CẤP NHỮNG BÀI LUYỆN TẬP THÊM VÀ TẠO HỨNG THÚ CHO HS.

Tôi khuyên dùng những hoạt động này cho một buổi dạy thành công và mong rằng bạn cảm thấy chúng hữu dụng.