5 ĐIỀU TÔI HỌC ĐƯỢC VỀ ĐỘNG LỰC CỦA HỌC SINH KHI DẠY BẬC TRUNG HỌC – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

5 ĐIỀU TÔI HỌC ĐƯỢC VỀ ĐỘNG LỰC CỦA HỌC SINH KHI DẠY BẬC TRUNG HỌC – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

ITIT
Tháng bảy 10, 2019 - 22:00
Tháng tư 16, 2024 - 09:27
 0  10
5 ĐIỀU TÔI HỌC ĐƯỢC VỀ ĐỘNG LỰC CỦA HỌC SINH KHI DẠY BẬC TRUNG HỌC – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

Là giáo viên, tất cả chúng ta phải đối mặt với câu hỏi hóc búa trong lớp học. Có một học sinh ngồi sau lớp mỗi ngày cố gắng chợp mắt sau cuốn sách lịch sử và từ chối tham gia vào bài học. Trong môn toán, có một học sinh không bao giờ học và làm bài tập về nhà. Đối với một giáo viên tiếng Anh, đó là học sinh có thể ngồi nhìn chằm chằm vào một màn hình trống lén lút đọc email trong khi giáo viên đang giao nhiệm vụ viết về tác phẩm Romeo và Juliet của Shakespeare. Là giáo viên, tất cả chúng ta đều từng gặp những kịch bản này khi cố gắng tìm ra cách thúc đẩy những học sinh không có động lực học tập. Chúng tôi đã tham gia các khóa học, các buổi hội thảo, đọc sách tìm kiếm một giải pháp kỳ diệu. Tuy nhiên, trong mười bảy năm làm giáo dục, tôi đã nhận ra và chấp nhận một sự thật: không có giải pháp duy nhất nào hiệu quả.

# 1: Không có điều gì như một học sinh không có động lực

Có một huyền thoại tôi mà đã nghe trong những năm làm công việc giảng dạy, đó là: có một số học sinh không có động lực học tập. Đừng tin vào huyền thoại đó. Thật sự, không có học sinh nào là không có động lực; chỉ là chúng không cảm bị thúc đẩy bởi những lý do thông thường. Nhà giáo dục Richard Lavoie tin rằng học sinh không có động lực không tồn tại. Không phải là học sinh không có động lực, chỉ là chúng bị thúc đẩy bởi những thứ thường không bật lên trên radar giáo viên.

Đối với một số học sinh, động lực được hình thành để thoát khỏi cảm giác lo lắng khi làm toán, hoặc sự bối rối khi đọc bài trước lớp vì không muốn đeo kính hoặc không thể đọc được. Với một số học sinh có động lực học taajo khác, bạn sẽ cần xác định nguyên nhân khiến động lực được hình thành trong lớp học và tìm kiếm những nguồn tài nguyên sẵn có trong trường học để cải thiện động lực cho học sinh.

# 2: Đừng hoàn toàn dựa vào động lực bên ngoài

Ở đâu đó trong kinh nghiệm giáo dục của bạn, bạn luôn xuất hiện cùng với một hộp các phần thưởng. Hộp phần thưởng là hình thức điển hình của động lực bên ngoài. Bạn dùng phần thưởng để “dụ” học sinh làm những gì bạn muốn. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng chỉ dựa vào động lực bên ngoài có thể là vấn đề và khiến học sinh quan tâm đến phần thưởng hơn so với việc học của bản thân chúng.

Nếu bạn muốn thúc đẩy học sinh học tập, bạn phải xây dựng động lực nội tại cho học sinh. Ví dụ, nếu bạn đang dạy về các tế bào, bạn có thể cho học sinh lựa chọn cách họ thể hiện mức độ nắm kiến thức của mình, chẳng hạn như viết một bài hát, làm bài kiểm tra (nếu họ muốn), xây dựng mô hình, v.v. Sự lựa chọn mang lại cho học sinh cảm giác kiểm soát và sự kiểm soát đó sẽ thúc đẩy động lực của họ.

# 3: Trừng phạt không tạo ra động lực học tập cho học sinh

Trong các lớp học, có những học sinh luôn đưa ra lý do tại sao chúng không có sách hoặc không làm bài tập về nhà. Tôi đã từng ngồi trong các cuộc họp nhóm với các giáo viên, và nghe những hình phạt như ”Tôi đã cho học sinh đó ngồi trong phòng giám thị hai tuần liên tiếp mà học sinh đó vẫn không làm bài tập về nhà! ” Giáo viên đó đã mang một ý niệm rằng hình phạt sẽ thúc đẩy học sinh làm bất cứ gì. Để đối phó với hình phạt đó, học sinh thay vì làm bài tập, chúng đã ngủ luôn trong phòng giám thị giống như trong lớp học.

Nếu bạn muốn loại bỏ những thói quen không tốt, hãy yêu cầu học sinh tự suy ngẫm. Đôi khi đó là cách tiếp cận tốt nhất. Đó là một công cụ tốt để giúp bạn hiểu được động lực của học sinh và để học sinh của bạn tham gia vào việc xây dựng các mục tiêu, điều này cũng thúc đẩy động lực. Hãy coi việc suy ngẫm như một thói quen trong lớp học của bạn. Ví dụ, sau một bài kiểm tra học sinh sẽ suy ngẫm về điểm số của chúng, về những gì chúng đã làm tốt và đang gặp khó khăn… Học sinh có thể sử dụng thông tin đó để đặt mục tiêu và thay đổi cách làm trong những lần sau.

# 4: Cạnh tranh là một động lực tuyệt vời

Rất nhiều giáo viên ghét nó, nhưng một số học sinh trong lớp học của tôi thích tất cả các loại trò chơi. Tôi nhận ra rằng các trò chơi mang đến cho trẻ cơ hội cạnh tranh và phần thưởng tích cực. Hãy suy nghĩ về nó trong một giây. Điều gì xảy ra khi một học sinh giành phần thắng trong một trò chơi? Ngoài ra các trò chơi còn tạo nên ý thức cạnh tranh; thực hiện tốt hơn những người khác hoặc vượt qua giới hạn của bản thân để có được cảm giác hài lòng. Đây chính là yếu tố để tạo nên động lực.

Ví dụ, lớp tôi có một số học sinh có vấn đề về động lực học tập, chúng tôi đã chơi một trò chơi liên quan đến nội dung bài học vào năm phút cuối cùng mỗi ngày. Đôi khi nó chỉ là một trò chơi đoán từ vựng, hoặc một câu đố nhanh. Học sinh có thể kiếm được điểm mỗi ngày và cứ sau vài tuần tôi sẽ trao phần thưởng cho học sinh đạt ‘điểm cao’. Mặc dù phần thưởng không lớn, nhưng vẫn tạo nên sự hào hứng cho học sinh khi tham gia tiết học.

# 5: Để tạo động lực, hãy mang đến niềm vui

Một lĩnh vực quan trọng của động lực học tập là: môi trường. Cả giáo viên và học sinh đều có nhiều động lực hơn nếu cảm thấy lớp học vui vẻ hấp dẫn. Vì vậy, đôi khi giáo viên phải biết đội chiếc mũ diễn xuất. Điều đó có nghĩa là bạn phải tạo nên sự hào hứng với các bài học (ngay cả những nội dung bạn ghét) và mang đến một màn trình diễn cho học sinh. Ví dụ, lịch sử không phải là môn học mà tôi thích. Tôi ghét nó đến tận năm lớp mười. Sau đó, tôi bước vào lớp của thầy Smith lần đầu tiên – thầy đứng đó – trên bục giảng, mặc quần áo như George Washington. Ngay lập tức tôi bị cuốn hút vào những gì thầy nói. Sự nhiệt tình của thầy khiến tôi thích thú. Là một giáo viên khoa học, tôi ghét mổ xẻ. Tuy nhiên, tôi đã tạo ra một hiện trường vụ án trong lớp học của tôi. Nhiệm vụ này khiến cho học sinh hào hứng với việc mổ xẻ – bất kể mùi hương phát ra từ căn phòng.

Mở chìa khóa của động lực

Tạo động lực cho học sinh là một quá trình phức tạp. Không có cây đũa thần nào có thể giúp bạn khắc phục các vấn đề về động lực mà bạn đang gặp phải với học sinh. Tuy nhiên, sự thật là không có học sinh nào là không có động lực. Chỉ có điều nó tồn tại vì rất nhiều lý do. Ví dụ, học sinh có thể đã từng thất bại trong lớp học của bạn, nhưng đừng hiểu sai rằng – bài học của bạn không thực sự hấp dẫn. Khi đó chỉ cần bạn thay đổi cách dạy một chút, và thậm chí đưa vào một vài ý tưởng mới, nó có thể thúc đẩy tất cả các học sinh của bạn tham gia nhiều hơn.

Rachel Tustin

Táo Giáo Dụcdịch