ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN THAM KHẢO MÔN VĂN VÀO LỚP 10 HÀ NỘI 2019 – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN THAM KHẢO MÔN VĂN VÀO LỚP 10 HÀ NỘI 2019 – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

ITIT
Tháng bảy 14, 2019 - 22:30
Tháng tư 21, 2024 - 17:08
 0  26
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN THAM KHẢO MÔN VĂN VÀO LỚP 10 HÀ NỘI 2019 – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

GỢI Ý ĐÁP ÁN

PHẦN I:

Câu Nội dung
1 – Bài thơSang thuđược sáng tác theo thể thơ năm chữ.

– Hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cùng viết theo thể thơ này làÁnh trăngcủa Nguyễn Duy vàMùa xuân nho nhỏcủa Thanh Hải.

2 – Trong khổ thơ đầu, tác giả đón nhận thu về với “hương ổi” bằng khứu giác, “gió se” bằng xúc giác và “sương chùng chình” bằng thị giác.

– Từ “bỗng” cho thấy cảm giác bất ngờ, ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Từ “hình như” như một sự phỏng đoán, chưa rõ ràng, còn mơ hồ của nhà thơ trước giây phút giao mùa của đất trời.

3 Câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ” sử dụng phép tu từ nhân hoá qua từ láy “chùng chình” có tác dụng:

– Gợi tả màn sương mỏng, mềm mại, giăng đầy đường thôn ngõ xóm đang chuyển động nhẹ nhàng, thong thả như cố tình chậm lại.

– “Sương” ở đây dường như cũng mang dáng vẻ, tâm trạng của con người lúc sang thu, cố ý chậm lại để cảm nhận khoảnh khắc giao mùa.

4 1. Hình thức

– Đoạn văn đảm bảo dung lượng: 12 câu.

– Hình thức lập luận: tổng hợp – phân tích – tổng hợp.

– Đoạn văn không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp.

– Thực hiện đủ yêu cầu Tiếng Việt trong bài viết: có sử dụng câu bị động và câu có thành phần cảm thán.

2. Nội dung

a. Xác định vấn đề cần nghị luận

Cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả trong khổ cuối của bài thơSang thu.

b. Triển khai vấn đề

– Cảm nhận tinh tế của tác giả về sự thay đổi của thiên nhiên:

Hình ảnh “nắng”, “mưa”, “sấm” đi cùng với từ ngữ chỉ mức độ, thể hiện những cảm nhận tinh tế của tác giả trước sự thay đổi của cảnh vật lúc sang thu.

– Cảm nhận tinh tế của tác giả về con người và cuộc đời:

Từ những hình ảnh quen thuộc, tác giả đã tạo nên những hình ảnh ẩn dụsấmhàng cây đứng tuổiđể thể hiện suy ngẫm, chiêm nghiệm sâu sắc.

+ Con người từng trải sẽ vững vàng trước những “giông bão” của cuộc đời.

+ Đất nước vừa đi qua mưa bom bão đạn, cuộc sống của con người thay đổi, con người cần bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Phần II

1 – Trong hai câu văn in nghiêng có sử dụng các phép liên kết: phép thế, phép nối.

– Từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết:

+ Phép thế: “hoàn cảnh ấy” thay thế cho cụm từ “Hoàn cảnh bức bách”.

+ Phép nối: từ nối “Nhưng”.

Học sinh chỉ cần xác định được một phép liên kết và từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết.

2 Theo tác giả, những cách ứng xử của con người khi gặp “hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục” là:

– Bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí.

– Gồng mình vượt qua.

3 Học sinh có thể làm theo nhiều hình thức khác nhau, dưới đây là gợi ý:

1. Về hình thức

Đoạn văn có dung lượng 2/3 trang giấy, đảm bảo đúng cấu trúc ngữ pháp, ngôn ngữ diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, không mắc lỗi chính tả. Khuyến khích đoạn văn có những sáng tạo riêng.

2. Về nội dung

a. Xác định vấn đề cần nghị luận

Hoàn cảnh khó khăn là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình.

b. Triển khai vấn đề

– Giải thích:

+ Hoàn cảnh khó khăn là những cản trở, trở ngại của các nhân tố khách quan có ảnh hưởng đến con người.

+ Cơ hội là hoàn cảnh thuận lợi gặp được để thực hiện điều mong muốn, dự định.

– Bàn luận:

– Bàn luận mở rộng:

+ Phê phán thái độ sống nhu nhược, dễ khuất phục trước khó khăn.

+ Phê phán thái độ sống đổ lỗi cho hoàn cảnh.

– Rút ra bài học nhận thức và hành động.