CLB Tiếng Anh: 6 THÓI QUEN NGHE TIẾNG ANH THẤT BẠI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC (Phần II) – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

CLB Tiếng Anh: 6 THÓI QUEN NGHE TIẾNG ANH THẤT BẠI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC (Phần II) – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

ITIT
Tháng 11 22, 2019 - 22:09
Tháng tư 17, 2024 - 10:19
 0  21
CLB Tiếng Anh: 6 THÓI QUEN NGHE TIẾNG ANH THẤT BẠI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC (Phần II) – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

Qua phần 1 với 3 thói quen nghe tiếng anh thất bại đầu tiên, các bạn có lẽ đã bắt đầu thay đổi 1 số thói quen để nghe tiếng Anh tốt hơn. Trong bài viết hôm nay, tôi sẽ đưa thêm 3 thói quen hoàn toàn có hại cho việc nghe tiếng Anh để bạn có thể cải thiện tận gốc kỹ năng nghe của mình. Nào, bắt đầu thôi!

4. KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN PHÁT ÂM CHUẨN

Nghe tiếng Anh tốt đồng nghĩa với việc phải phân biệt được các âm. Phát âm sai dẫn đến việc không thể phân biệt được chính xác các âm mặc dù khi đọc bạn có thể dễ dàng nhận ra nó. Hai trong số những lý do hàng đầu dẫn đến phát âm sai là không nắm được quy tắc ghép âm cơ bản trong tiếng Anh và học từ vựng chay mà không biết cách phát âm thế nào cho đúng.

a. Các âm cơ bản trong Tiếng Anh

Khi học Tiếng Anh chắc chắn các bạn đã được làm quen với bảng chữ cái Tiếng Anh và đã từng biết qua bài hát sau:

Rất quen thuộc phải không nào? Nhiều người học tiếng Anh không phân biệt được đâu là TÊN GỌI của chữ cái và đâu là ÂM TIẾT của chữ cái đó. Ầy, Bì, Xi, Đi, Í, ÉP trong bài hát thực sự chỉ làTÊN GỌIcủa chữ cái mà thôi, chứ không phản ánh được cách đọc của chữ cái đó. Chính vì không được làm quen và học âm vần của bảng chữ cái mà nhiều người không biếp cách ghép âm là như thế nào. Sau đây là 1 bài hát khác cũng về bảng chữ cái, nhưng có bổ sung thêmÂM TIẾTcủa từng chữ cái sẽ giúp bạn phân biệt được đâu là TÊN GỌI và đâu là ÂM TIẾT đấy:

Video trên chỉ giới thiệu 26 âm, ứng với 26 chữ cái trong Tiếng Anh, tuy nhiên, tiếng Anh có tới 44 âm tiết.

44 âm tiết trong tiếng Anh (Bấm vào từng âm để nghe). Xem tại đây

Nếu bạn chưa quen với cách đọc phiên âm quốc tế thì bảng trên có vẻ đánh đố. Nhưng đừng lo, 3 video phía dưới sẽ chỉ cho bạn cách đọc đúng 44 âm trên và chỉ ra những kết hợp từ nào sẽ ứng với âm nào, ngoài ra bạn có sẽ đánh vần cách đọc 1 từ tương tự như trong tiếng Việt. Chẳng hạn như, các bé lớp 1 muốn đánh vầntừMèo –> è e, o à eo, mờ, eo ,eo huyền mèo.Với Tiếng Anh, các bạn cũng có thể đánh vần tương tự.

b. Đánh vần bằng tiếng Anh

44 âm trên sẽ được chia là 3 bộ âm vần, từ mức đơn giản đến phức tạp. Phương pháp này nằm trong chương trìnhRead Write Incdo công ty Ruth Miskin giữ bản quyềnvà được dùng để giảng dạy Tiếng Anh cho trẻ em 5 – 8 tuổi tại nhiều nước trên thế giới. Sau đây là 3 bộ âm vần theo chương trình Read Write Inc:

Bộ 1 – các âm đơn

Bộ 2 – 2 âm ghép

Bộ 3 – các âm đặc biệt và 3 âm ghép trở lên

Tại các chương trình học chính khoá môn Âm Vần Tiếng Anh, 3 bộ âm này các bé từ 5 đến 8 tuổi phải học ít nhất là 2 năm học để hoàn toàn thành thạo. Cho nên sẽ rất bình thường nếu các bạn cảm thấy mình chưa quen dần được. Tuy nhiên, 2 năm là đối với các bé nhỏ, còn với chúng ta, nếu chăm chỉ, quá trình sẽ mất tầm 10 – 15 tuần để thành thục hết 3 bộ âm trên. Tuy nhiên khi đã học được cách ghép âm tiết và đánh vần từ, phát âm tiếng Anh sẽ trở nên dễ dàng với bạn hơn bao giờ hết

c. Bộ video dạy phát âm giọng Mỹ

Đối với những bạn thích phát âm theo giọng Mỹ, tôi có sưu tâm được 1 bộ Pronunciation Training Workshop with American Accent, với bộ video này, các bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết cách phát âm các từ 1 cách chuẩn Mỹ nhất, thêm vào đó là các lỗi sai thường gặp của một người không bản xứ học khi phát âm Tiếng Anh.

5. PHẢI ĐẾN TRƯỜNG, TRUNG TÂM THÌ MỚI HỌC ĐƯỢC TIẾNG ANH

Tôi thường nghe những câu sau “Ở nhà tao không tự nghe được mày ơi, nghe một hồi là lăn ra ngủ khò khò rồi”, hoặc là “bài tập nghe hả, vô lớp đợi thầy cô bật băng cho nghe, nghe ở nhà không tập trung được”, thật là những tư duy lười biếng và không kiên cường hết mức. Việc học phải xuất phát từ chính quyết tâm của bản thân mình, không thể đổ thừa cho hoàn cảnh, nếu thự sự bạn muốn học, thì nhà, ghế đá công viên, trạm xe buýt, đâu đâu cũng là bàn học. Còn việc tập trung, đó chính là ý chí bạn cần phải tự rèn luyện lấy, đó là bản lĩnh của bạn để kiên trì vượt qua cám dỗ.

phai den truong moi hoc tieng anh

Ở nhà nghe thì buồn ngủ? Do bạn cả thôi!

Làm 1 bài toán đơn giản, việc học ở Trường, trung tâm phổ biến từ 3 đến 4,5 tiếng mỗi tuần (2-3 buổi), giả sử kỹ năng nghe chiếm 25% thời lượng, tương đương mỗi tuần sẽ được nghe khoảng từ 45 phút đến 70 phút. Thật sự quá ít để có thể nhanh chóng thành thạo được kỹ năng nghe tiếng Anh. Nếu còn lười biếng, viện cớ không nghe tiếng Anh tại nhà thì hiệu quả khi đến lớp mong muốn phát triển kỹ năng nghe tiếng Anh gần như bằng không.

Bí quyết để thành công trong kỹ năng nghe tiếng Anh là phảinghe hằng ngày, mỗi ngày từ 20 đến 30’, hãy tìm kiếm nhữngchủ đề mình yêu thích, như vậy sẽ có động lực để nghe mỗi ngày. Khi nghe cố gắng không dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt cũng như cố gắng hiểu hết tất cả mọi từ (tìm hiểu thêm trong Phần 1 – 6 thói quen nghe tiếng Anh thất bại), cứ nghe từ từ, dần dần để bộ não quen với các âm thanh trong tiếng Anh, sau đó đó xây dựng vốn từ vựng của mình bằng những từ mới tìm được trong bài nghe. Bằng phương pháp này, kỹ năng nghe tiếng Anh và vốn từ vựng của bạn ngày càng được phát triển. Có thói quen tự học tiếng Anh và thói quentiếp xúc với Tiếng Anh hằng ngàysẽ mang lại kết quả cao nhất!

6. SỢ THỰC HÀNH NÓI VÀ GIAO TIẾP

Một nguyên nữa khiến cho nhiều người chưa nghe tiếng Anh tốt và học tốt tiếng Anh là do “không có đầu ra”. Rất nhiều bạn có tâm lý ngại, “sợ nói dỡ”, “sợ nói sai”, “sơ quê” đâm ra không tận dụng các cơ hội để thực hành nói và giao tiếp. Nghe, đọc là hoạt động tiếp nhận thông tin (input), nói viết là hoạt động truy xuất thông tin (output), hãy thử tưởng tượng việc học tiếng Anh của bạn là 1 cái thùng phuy chứa nước. Khi nghe và đọc, nước sẽ liên tục chảy vảo, chảy vào, nếu không có vòi xã ra thì lượng nước khi đầy sẽ tràn ra ngoài và không được giữ lại nữa.

Tương tự như vậy, khi nghe tiếng Anh mà không có hoạt động nói, giao tiếp đầu ra đi kèm, sẽ mất đi rất nhiều động lực để nghe tiếng Anh tốt, và việc luyện tập nghe tiếng Anh càng nhiều sẽ dần trở nên mất hiệu quả do không hỗ trợ cho việc giao tiếp.

afraid to speak english
Bạn có sợ giao tiếp bằng tiếng Anh không?

Ngoài ra, khi luyện nghe tiếng Anh qua hoạt động giao tiếp bắt buộc não bộ phải sử dụng kết hợp nhiều chức năng hơn để có thể tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, và đưa ra phản ứng, từ đó các liên kết thần kinh với việc nghe tiếng Anh, nói tiếng Anh sẽ chặt chẽ hơn từ đó việc nghe, nói sẽ trở nên tự nhiên hơn và ngày càng tiến bộ.

Luyện nghe qua hoạt động giao tiếp thế nào?

Đơn giản lắm,giao tiếp tiếng Anh như điên với người bản xứ. Nghe có vẻ dễ nhưng tôi tìm đâu ra người bản xứ bây giờ? Trong những năm đầu học Đại học, với quyết tâm nâng tầm trình độ tiếng Anh của mình lên, chiều nào tầm 4-5h là tôi “xách ba lô lên” và đi đếncông viên 23/9, kế bên Chợ Bến Thành, TP. Hồ Chí Minh, phố đi bộbộ Hà Nội. Đây là nơi tập trung cực kì nhiều du khách nước ngoài, và là một nơi lý tưởng đế giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài. Ban đầu bạn có thể bỡ ngỡ, nhưng đừng lo, rất nhiều nhóm bạn trẻ đến đây trò truyện với người nước ngoài để nâng cao trình độ. Nếu mới bắt đầu, bạn còn ngại và chưa dám nói,thì có thể “bu” vào đám đông, nghe cuộc hội thoại thật diễn ra như thế nào, cố gắng hiểu được cuộc hội thoại, nếu không hiểu hết thì đến nghe được những từ nào mình hiểu, cứ vô tư “gật đầu”, điều này sẽ tạo cho bạnnhững chiến thắng nhỏlà việc nghe được 1 từ quen thuộc, điều này sẽ tạo động lực cho bạn trong việc tiếp tục lắng nghe.

hoc tieng anh o 23.9
Rất nhiều bạn học sinh, sinh viên, và cả người đi làm tìm đến công viên 23/9 để rèn luyện tiếng Anh

Khi đã nghe hiểu và bắt kịp được đoạn hội thoại rồi, biết được chủ đề đang nói là gì rồi thì nên suy nghĩ một câu tiếng Anh trong đầu về chủ đề đó, và tìm cơ hội để hỏi, khi hỏi được lần đầu tiên, tôi cá là bạn sẽ cảm thấy rất hào hứng đấy! Bạn cũng nên chuẩn bị sẵn những câu tủ để khi gặp một người nào lẽ loi, “bắt cóc” để nói liền:I’m practicing English, could I talk with you? Where areyou from? How many countries have you been through? How long have you been in Vietnam? Which places did you visit in Vietnam?Đây là những câu hỏi mở đầu câu chuyện. Sau đó tuỳ vào khả năng ứng biến của bạn mà phát triển đoạn hội thoại. Để có thể phát triển tốt cuộc hội thoại, bạn cần hỏi các câu hỏi dạng như“What make you most impressive about …”, “What do you think about …?, Could you tell me about…?Bạn cũng có thể đọc báo về tình hình kinh tế, chính trị toàn cầu hiện tại, để có thể trò chuyện với người nước ngoài về các chủ đề đó?

Bạn nên tìm hiểu 1 số kiến thức cơ bản về các nước Mỹ, Anh, Đức, Hà Lan, Ý để có thể nói về đất nước của họ khi giao tiếp, bên cạnh đó cũng cần chuẩn bị các địa danh, món ăn nổi tiếng của Việt Nam để sẵn tiện quảng bá văn hoá nước nhà nhé. Khi giao tiếp dạn với người nước ngoài rồi, bạn sẽ nhận thấy kỹ năng nghe và nói tiếng Anh của mình phát triển rất nhiều. Jack Ma người sáng lập Alibaba từng nói rằng việc giao tiếp tốt Tiếng Anh nhờ chăm chỉ luyện tập nói chuyên với người nước ngoài dã mang lại cho ông rất nhiều lợi thế khi sang Mỹ và cho công việc sau này.

(*) Hãy nhận thức rằng những nơi công cộng và tập trung đông người như công viên sẽ có tình hình an ninh phức tạp, luôn ý thức cảnh giác, tự bảo vệ bản thân!

Những địa điểm tập trung nhiều người nước ngoài ở các thành phố khác: http://datviettour.com.vn/diem-danh-nhung-khu-pho-tay-noi-tieng-o-viet-nam-28045.html

KẾT LUẬN

Trong số các thói quen thất bại trong nghe tiếng Anh thất bại được chỉ ra ở trên, bạn có những thói quen nào? Liệu đó có phải là thói quen cần mẫn “dịch từ tiếng Anh nghe được sang tiếng Việt”, hay đó là “cố gắng nghe hiểu hết mọi thứ, nếu không thì rất bực mình”, hay là thói quen “học vẹt” từ vựng hoặc là không học luôn? Ngoài ra, bạn có thói quen không màng đến phát âm chuẩn hay không? Tất những thói quen trên bạn cần phải loại bỏ để có thể nghe tiếng Anh thành thục, tôi chúc bạn thành công và hẹn gặp lại ở bài viết tiếp theo.