BA PHẨM CHẤT “THU PHỤC” NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN CỦA GIA CÁT LƯỢNG – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội
BA PHẨM CHẤT “THU PHỤC” NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN CỦA GIA CÁT LƯỢNG – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội
Gia Cát Lượng tư chất thông minh hơn người.
Gia Cát Lượngđược người đời biết đến là một nhà quân sự, chính trị kiệt xuấtvà cũng là một nhà phát minh tài ba. Có rất nhiều điển cố, điển tích về cuộc đời của ông, trong đó đáng kể đến là câu chuyện “Gia Cát Lượng cầu học”. Đây là bước ngoặt quan trọng tạo nên một Gia Cát Lượng anh tài kiệt xuất trong lịch sử.
Gia Cát Lượng bị thầy “đuổi học”
Người thầy đầu tiên của Gia Cát Lượng là Thủy Kính tiên sinh. Ông sinh sống ở Thủy Kính trang thuộc phía nam của thành Tương Dương. Trong nhà ông có nuôi một con gà trống. Con gà trống này có một thói quen đó là đúng vào buổi trưa hàng ngày đều gáy ba tiếng. Mỗi lần con gà trống vừa cất tiếng gáy thì Thủy Kính tiên sinhcũng bắt đầu cho học trò tan học.
Gia Cát Lượng bởi vì ham học nên trong lòng luôn mong muốn Thủy Kính tiên sinh dạy nhiều hơn nữa. Vì thế, mỗi lần nghe thấy tiếng con gà cất tiếng gáy thì cậu bé Gia Cát Lượng lại đưa mắt nhìn con gà với vẻ mặt buồn rầu.
Về sau, Gia Cát Lượng nghĩ ra một cách để kéo dài giờ học. Mỗi lần lên lớp, Gia Cát Lượng lại đem theo một túi thóc nhỏ. Đợi đến lúc gà trống sắp gáy, Gia Cát Lượng lẳng lặng rắc thóc ra bên ngoài cửa sổ cho gà ăn để nó không gáy nữa. Cứ như vậy, hàng ngày khi gà ăn hết thóc và cất tiếng gáy thì giờ học cũng kéo dài thêm được một canhgiờ.
Một thời gian sau, Thủy Kính tiên sinh đã phát hiện ra bí mật này. Ông tức giận vì hiểu lầm rằng: “Tên tiểu tử này cố ý giễu cợt ta”. Thế là, ông đuổi Gia Cát Lượng về, không cho học nữa.
Sau khi Gia Cát Lượng trở về nhà, sư mẫu (vợ của Thủy Kính tiên sinh) đã thay học tròcầu xin: “Gia Cát Lượng làm như vậy, cũng là vì muốn học. Hay là tha cho cậu ấy một lần đi!”
Thủy Kính tiên sinh biết rõ Gia Cát Lượng thông minh hơn người lại vô cùng ham học nên cũng rất yêu quý cậu. Cuối cùng, ông cân nhắc: “Cótha cho Gia Cát Lượng hay không còn tùy thuộc vào phẩm hạnh của cậu ta như thế nào?”
Vì thế, ông bèn sai bảo thư đồng (người hầu hạ đèn sách) đến Long Trung, nơi Gia Cát Lượng ở để bí mật quan sát.
Ba phẩm chất của Gia Cát Lượng “thu phục” Thủy Kính tiên sinh
Thư đồng sau một thời gian quan sát, đã trở về vàbáo lại với Thủy Kính tiên sinh ba việc. Việc thứ nhất chính là mẹ của Gia Cát Lượng rất sợ cái lạnh giá của mùa đông. Vì thế, Gia Cát Lượng thường lên núi cắt cỏ về phơi khô rồi trải lên giường để mẹ nằm cho đỡ lạnh. Hơn nữa, mỗibuổi tối Gia Cát Lượng đều tự mình nằm lên chiếc giường cỏ ấyđể sưởi ấmrồi mới mời mẹ đi ngủ.
Việc thứ hai là nhà của Gia Cát Lượng cáchgiếng nước chỉ hai bờ ruộng trồng rau màu. NhưngGia Cát Lượng thấp bé nên mỗi lần đi lấy nước thì đều sợ thùng nước va quệt vào làm hỏng bờ ràovà rau của nhà họ. Vì thế, mỗi lần đi lấy nước, thay vì đi đường ngắn, Gia Cát Lượng lại men theo con đường dài dưới chân núi để đi. Cho nên, việclấy nước như vậycũng khó khăn và vất vả hơn.
Việc thứ ba làtrước đây, thời Gia Cát Lượng còn chưa đi học từng xin thỉnh giáo từ một thư sinhgần nhà. Về sau , vìham học hỏi, tài đức đã vượt xa vị thư sinh này, nhưng mỗi khi gặp mặt, Gia Cát Lượng vẫn không quên ơn xưa và luôn khiêm tốn đối đãi với người này.
Thủy Kính tiên sinh sau khi nghe xong, cao hứng gật đầu và nói: “Gia Cát Lượng ngày sau nhất định sẽ là anh tài hào kiệt”. Ông cũng lập tức thúc giục thư đồng dẫn đường vì muốn đích thân đến nhà đón Gia Cát Lượng về học tiếp.
Thủy Kính tiên sinh càng dạy bảo càng biết rõ được phẩm đức của Gia Cát Lượng. Vì thế, ông thường khen ngợi phẩm đức của Gia Cát Lượng. Đồng thời, ông cũng dốc hết tâm sức để truyền dạy học thức cho người học trò này.
Về sau, Gia Cát Lượng quả thực đã trở thành một nhà chính trị, quân sự kiệt xuất. Nguyên nhân được cho là chủ yếu do ông học rộng tài cao nhưng điều quan trọng khiến người đời kính trọng ônglại chính là nhân phẩmvà đạo đức làm người.
An Hòa (biên dịch)