Chương trình GDPT mới: MÔN NGỮ VĂN CÓ THÊM NHIỀU TÁC PHẨM LỰA CHỌN – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

Chương trình GDPT mới: MÔN NGỮ VĂN CÓ THÊM NHIỀU TÁC PHẨM LỰA CHỌN – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

ITIT
Tháng mười hai 28, 2018 - 16:41
Tháng tư 12, 2024 - 17:35
 0  28
Chương trình GDPT mới: MÔN NGỮ VĂN CÓ THÊM NHIỀU TÁC PHẨM LỰA CHỌN – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

Ngoài sáu tác phẩm bắt buộc, chương trình Ngữ văn mới đưa ra hàng loạt tác phẩm ở nhiều thể loại để tác giả sách giáo khoa lựa chọn.

Ngay từ khi công bố dự thảo chương trình môn Ngữ văn vào tháng 1, chủ biên Đỗ Ngọc Thống (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) khẳng định môn Ngữ văn trong chương trình mới không xác địnhmục tiêutheo kiến thức, kỹ năng, thái độ mà trên hai bình diện là phẩm chất và năng lực.

Theo chương trình môn Ngữ văn công bố hôm 27/12, ở bậc tiểu học, học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển ngôn ngữ ở kỹ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản làđọc đúng; hiểu được nội dung; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói. Ngữ văn (lúc này là tiếng Việt) giúp người học phát triển năng lực văn học, bắt đầu từ việc phân biệt được thơ và truyện, có trí tưởng tưởng…

Các mục tiêu này được chia nhỏ theo từng khối lớp. Ví dụhọc sinh lớp 1 sẽ bắt đầu với việc đọc đúng âm vần, đọc được các đoạn văn ngắn rồi mở rộng đến việc đọc tối thiểu 10 văn bản văn học dạng câu chuyện, bài thơ, cổ tích, ngụ ngôn trong một năm.

Lên THCS, môn Ngữ văn sẽ giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học ở cấp độ cao hơn. Chẳng hạn kỹ năng viết không chỉ dừng lại ở việc viết đoạn văn ngắn mà còn phải làm các bài văn biểu cảm, nghị luận, phân tích, thuyết minh. Đặc biệt, học sinh bước đầu làm được thơ. Mục tiêu các em lớp 7 biết làm thơ bốn, năm chữ, lớp 8 làm thơ tự do và lớp 9 biết làm thơ tám chữ.

Những gì được học ở tiểu học và THCS sẽ đi dần đến hoàn thiện ở bậc THPT. Lúc này, học sinh phải đọc hiểu được cả nội dung tường minh và hàm ẩn của các loại văn bản ở mức độ khó, viết thành thạo các kiểu văn bản, nói và nghe linh hoạt, có khả năng tranh luận…

Hoạt động ngoại khóa sân khấu hóa tác phẩm văn học tại trường THCS Đào Duy Từ

Về phầnngữ liệu, sau bản dự thảo được công bố hôm 19/1 với 6 tác phẩm bắt buộc trong toàn chương trình làNam quốc sơn hà(thời Lý),Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn độc lập, nhiều chuyên gia giáo dục, giáo viên cho rằng số lượng tác phẩm bắt buộc không phù hợp, không bao trọn lịch sử văn học, không thu hút học sinh. Ban soạn thảo môn Ngữ văn đã tiếp thu và có những thay đổi nhất định.

Cụ thể số tác phẩm bắt buộc không đổi nhưng chương trình công bố hôm 27/12 bổ sung các tác phẩm tự chọn bắt buộc với đầy đủ thể loại từ văn học dân gian Việt Nam, văn học viết Việt Nam đến văn học nước ngoài, trong đó nhắc tới nhiều tác giả lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nam Cao, Xuân Diệu… Tác giả biên soạn sách giáo khoa và giáo viên bắt buộc lựa chọn ít nhất ở mỗi thể loại và mỗi tác giả được kể tên một tác phẩm.Về phầnngữ liệu, sau bản dự thảo được công bố hôm 19/1 với 6 tác phẩm bắt buộc trong toàn chương trình làNam quốc sơn hà(thời Lý),Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn độc lập, nhiều chuyên gia giáo dục, giáo viên cho rằng số lượng tác phẩm bắt buộc không phù hợp, không bao trọn lịch sử văn học, không thu hút học sinh. Ban soạn thảo môn Ngữ văn đã tiếp thu và có những thay đổi nhất định.

Ví dụ với văn học dân gian Việt Nam, tác giả biên soạn sách phải chọn ít nhất bốn tác phẩm đại diện cho bốn thể loại truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn và truyện cười; chọn ít nhất ba bài ca dao về quê hương đất nước, tình yêu, tình cảm gia đình, con người và xã hội; một sử thi Việt Nam; một truyện thơ của các dân tộc thiểu số Việt Nam; một kịch bản chèo hoặc tuồng.

Với văn học nước ngoài, tác giả sách giáo khoa cần chọn ít nhất một tác phẩm cho mỗi nền văn học Anh, Pháp, Mỹ, Hy Lạp, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Chương trình môn Ngữ văn đưa ra danh mục gợi ý với một số tác phẩm mới cùng nhiều tác phẩm đã và đang được sử dụng trong chương trình hiện hành.

Vềthời lượng, số tiết học ở mỗi khối lớp không có gì thay đổi so với dự thảo. Lớp 1 học nhiều nhất – 420 tiết, lớp 2 học 350 tiết, lớp 3 đến lớp 5 là 245 tiết.Ở cấp THCS, các lớp đều học 140 tiết. Còn với khối THPT, các lớp có 105 tiết và thêm 35 tiết cho các chuyên đề học tập lựa chọn.

Những chuyên đề này được bố trí theo từng khối lớp. Ví dụ lớp 10 sẽ được tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian; sân khấu hóa tác phẩm văn học; đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết. Lớp 11 sẽ có chuyên đề tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại.

Thời lượng dành cho mỗi nội dung giáo dục sẽ do tác giả sách giáo khoa và giáo viên chủ động sắp xếp căn cứ vào yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp và thực tế dạy học. Tuy nhiên, cần đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng (trong đó trọng tâm là rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng); giữa các kiểu, loại văn bản đọc, viết, nói và nghe thì dành thời lượng nhiều hơn cho đọc văn bản văn học; giữa các kỹ năng đọc, viết, nói và nghe thì dành thời lượng nhiều hơn cho việc rèn luyện kỹ năng đọc với khoảng 60-63%.

Dương Tâm

vnexpress.net