CHƯƠNG TRÌNH 'VÌ TẦM VÓC VIỆT' (VTV1 ĐÀI TH VIỆT NAM) THỰC HIỆN TẠI THCS ĐÀO DUY TỪ: TÌM HIỂU TRẦM CẢM HỌC ĐƯỜNG - Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

CHƯƠNG TRÌNH 'VÌ TẦM VÓC VIỆT' (VTV1 ĐÀI TH VIỆT NAM) THỰC HIỆN TẠI THCS ĐÀO DUY TỪ: TÌM HIỂU TRẦM CẢM HỌC ĐƯỜNG - Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

ITIT
Tháng 10 15, 2017 - 10:30
Tháng tư 16, 2024 - 10:09
 0  13
CHƯƠNG TRÌNH 'VÌ TẦM VÓC VIỆT' (VTV1 ĐÀI TH VIỆT NAM) THỰC HIỆN TẠI THCS ĐÀO DUY TỪ: TÌM HIỂU TRẦM CẢM HỌC ĐƯỜNG - Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

Ngày càng nhiều trẻ em, thanh thiếu niên độ tuổi đi học đang phải đối mặt với căn bệnh trầm cảm.

Tỷ lệ trẻ mắc trầm cảm tăng cao

Hiện nay, tỉ lệ trẻ gặp nhữngrối loạn tâm líhọc đường ngày càng cao. Đây thực sự là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm không chỉ của các bậc cha mẹ mà còn của cả xã hội. Các bệnh lý về sức khỏe tâm thần ở lứa tuổi học đường cao hơn nhiều so với tỉ lệ chung. Và đặc biệt ở lứa tuổi này ít được tiếp xúc với điều trị do còn có yếu tố kỳ thị về mặt tâm lý.

Trầm cảm là dạng rối loạn tâm thần hay gặp với những triệu chứng đa dạng và phong phú. Cảm giác buồn rầu, hoặc bực bội, khó chịu làm các em luôn chán nản, cáu gắt vì những lý do không đâu.

Trong chương trình Vì tầm vóc Việt trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam quay tại trường THCS Đào Duy Từ ngày 13/10/2017 vừa qua, nhiều chuyên gia đã nhận định: Trầm cảm học đường đang là mối đe doạ tới thế hệ trẻ.

Link chương trình:http://vtv.vn/video/vi-tam-voc-viet-13-10-2017-253199.htm

Vậy nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục chứng trầm cảm học đường như thế nào?

Yếu tố tâm lý – xã hội

Đây là yếu tố nguy cơ đáng kể gây ra tình trạng trầm cảm ở lứa tuổi học đường.

Rối loạn trầm cảm có thể là kết quả của nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố tâm lý – xã hội có thể đóng vai trò là nguyên nhân khởi phát một giai đoạn trầm cảm ở học sinh. Đây cũng là yếu tố nguy cơ đáng kể đối với việc duy trì rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi học đường.

Bạo lực học đường

Tình trạngbạo lực học đường, bắt nạt bạn cùng lớp, cùng trường qua các trang mạng xã hội ngày càng phổ biến hơn. Hình thức bắt nạt, bạo lực tinh thần gần đây nhất là lập hội trên các trang mạng cộng đồng, tập trung nói xấu, bêu rếu một bạn nào đó trong lớp, trong trường. Còn ở ngoài đời, nạn nhân bị trêu trọc, hoặc bị tẩy chay, cô lập, không ai chơi cùng, thậm chí còn bị đánh tập thể ngay tại trường học.

Áp lực từ trường lớp, gia đình không hòa thuận, bạn bè trêu chọc, xa lánh đều có thể khiến trẻ bị trầm cảm

Áp lực học tập

Bên cạnh đó, những áp lực học tập căng thẳng, đặc biệt làmùa thi cửcũng khiến cho các em phải chịu những lo lắng, rối loạn tinh thần. Không chỉ các thầy cô giáo mà nhiều bậc cha mẹ cũng kỳ vọng quá nhiều ở trẻ và điều này cũng tạo áp lực cho các em. Các em thường nghĩ rằng người lớn đã quá áp đặt, không có sự thấu hiểu… dẫn đến cảm giác chán sống và xử lý sự việc một cách tiêu cực.

Thói quen sống thiếu lành mạnh

Ngoài ra, những thói quen sống không lành mạnh, như hút thuốc lá, uống rượu, không hoặc ít tập luyện thể dục thể thao hay những thói quen không tốt khi ngủ (thức quá khuya, ngủ dậy muộn), nghiện chơi điện tử quá nhiều ảnh hưởng đến chất lượng học hành, sức khỏe, đây là một mắt xích trong vòng xoắn bệnh lý gây ra các rối loạn tâm thần.

Thiếu sự quan tâm của gia đình, bạn bè

Một sự mất mát lớn trong đời như thất tình, tình bạn tan vỡ, phải đi xa gia đình, thi trượt, bỏ học, không đạt kỳ vọng của bản thân và gia đình… có thể dẫn đến trầm cảm. Sự thay đổi trong các mối quan hệ bạn bè cũng là những yếu tố stress dẫn đến các bệnh lý về tâm thần. Có thể chỉ là một giai đoạn nhưng đôi khi cũng kéo dài tùy theo ý chí và sự nỗ lực của bản thân.

Bố mẹ cần phải kịp thời nhận ra các dấu hiệu bất thường của trẻ và chia sẻ những khó khăn với con

Trầm cảm ở lứa tuổi học đường ảnh hưởng đến sự phát triển của cả một thế hệ

Nhữngtrẻ bị bạo lựcthường cảm thấy bị tổn thương nặng nề, chán nản, lo âu và suy sụp tinh thần. Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh làm thế nào để đối phó với những kẻ bắt nạt có thể khiến trẻ bị trầm cảm. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám tiếp xúc với người ngoài hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành. Thậm chí nhiều em còn có hành vi tự tử.

Hậu quả của bệnh trầm cảm ảnh hưởng trực tiếp tới việc học tập cũng như tương lai của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, trẻ không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Hơn nữa, sự căng thẳng quá độ về mặt tâm lý có thể buộc trẻ phải kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra nhữnghành vi bạo lựcmà phải nhận kỷ luật đuổi học. Từ đó, tương lai của trẻ sẽ rẽ sang một bước ngoặt khác không khả quan.

Trường THCS Đào Duy Từ luôn quan tâm đến những biểu hiện tâm lí của học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường. GVCN không chỉ đóng vai trò là thầy cô dẫn dắt mà còn là những chuyên gia tâm lí luôn lắng nghe những chia sẻ, tâm sự của học sinh, giúp các em giải quyết những vướng mắc trong học tập cũng như các vấn đề trong học đường. Ngoài ra, Nhà trường thường xuyên tổ chức các chương trình hoạt động ngoại khoá bổ ích như: Tìm hiểu tâm sinh lí tuổi dậy thì, Phòng chống xâm hại trẻ em, Bạo lực học đường… để tăng cường nhận thức cho học sinh, tạo sân chơi lành mạnh để các em phát triển toàn diện.