CÔ NGUYỄN HUYỀN – GV NGỮ VĂN THCS ĐÀO DUY TỪ CHIA SẺ MỘT SỐ CĂN CỨ  ĐỂ XÁC ĐỊNH TỪ HÁN VIỆT – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

CÔ NGUYỄN HUYỀN – GV NGỮ VĂN THCS ĐÀO DUY TỪ CHIA SẺ MỘT SỐ CĂN CỨ  ĐỂ XÁC ĐỊNH TỪ HÁN VIỆT – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

ITIT
Tháng 10 14, 2018 - 22:34
Tháng tư 11, 2024 - 16:47
 0  9
CÔ NGUYỄN HUYỀN – GV NGỮ VĂN THCS ĐÀO DUY TỪ CHIA SẺ MỘT SỐ CĂN CỨ  ĐỂ XÁC ĐỊNH TỪ HÁN VIỆT – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

Trong hệ thống ngôn ngữ Tiếng Việt có một bộ phận quan trọng đó là từ mượn. Ngôn ngữ mượn từ của chúng ta những nguồn gốc khác nhau. Trong đó có từ mượn tiếng Hán (từ Hán Việt) đóng vai trò rất lớn. Từ Hán Việtlàtừ vựngsử dụng trongtiếng Việtcó gốc từtiếng Trung Quốcnhưng đọc theo âm Việt. Cùng với sự ra đời củachữ quốc ngữ, từ Hán Việt ngày nay được ghi bằng ký tự La – tinh. Việc nhận diện đúng từ Hán Việt trong các ngữ liệu để từ đó đi đến việc hiểu đúng nghĩa của từ là điều rất cần thiết. Trong chương trình Ngữ văn 7, có tiết học về từ Hán Việt nhưng nhiều HS vẫn tỏ ra lúng túng khi xác định và giải nghĩa từ Hán Việt.

Cô Nguyễn Thi Huyền – GV Ngữ Văn trường THCS Đào Duy Từ chia sẻ 1 số căn cứ giúp chúng ta xác định đúng từ Hán Việt. Hi vọng có thể “gỡ rối” cho nhiều bạn HS.

  1. Căn cứ vào mặt ngữ âm:
  • Từ Hán Việt không có vần “út” chỉ có vần “ức”. Ví dụ như tức khắc, khu vực…
  • Từ Hán Việt không có vần “át” chỉ có vần “ắc”. Ví dụ như nguyên tắc, phản trắc…
  • Từ Hán Việt không có vần “ớt”, “ấc” chỉ có vần “ất”. Ví dụ như nhất trí, tất yếu…
  • Từ Hán Việt không có vần “âng” chỉ có vần “ân”. Ví dụ như nhân dân, trần tục…
  • Từ Hán Việt không có vần “iêng” chỉ có vần “iên”. Ví dụ như biến hóa…
  • Từ Hán Việt không có vần “uốt” chỉ có vần “uốc”. Ví dụ như Tổ quốc…
  • Từ Hán Việt không có vần “im” chỉ có vần “iêm”. Ví dụ như tâm niệm, nghiêm trang… (Trừ kim).

  1. Căn cứ vào mặt ngữ pháp:
  • Các từ Hán Việt chưa bị Việt hóa hoàn toàn thường có cấu trúc ngược cú pháp Việt, cụ thể yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. Ví dụ: lục quân, hải phận, giáo viên…
  • Đối với từ ghép Hán Việt đẳng lập, thông thường không thể thay đổi trật tự giữa các thành tố, trừ một vài trường hợp ngoại lệ như:

Ví dụ: đơn giản => giản đơn; tranh đấu => đấu tranh.

  1. Căn cứ vào mặt ngữ nghĩa:

Các từ ngữ Hán Việt thường có nghĩa khái quát, trừu tượng, có tính mơ hồ về nghĩa.

  1. Căn cứ về mặt phong cách:

Các từ ngữ Hán Việt thường có sắc thái trang trọng, cổ kính, tĩnh tại, thường được dùng trong phong cách sách vở.