DẠY CON CÁCH TIÊU TIỀN VÀ TIẾT KIỆM TIỀN HỢP LÝ KIỂU MỸ - Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

DẠY CON CÁCH TIÊU TIỀN VÀ TIẾT KIỆM TIỀN HỢP LÝ KIỂU MỸ - Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

ITIT
Tháng 11 14, 2017 - 23:31
Tháng sáu 10, 2024 - 11:45
 0  15
DẠY CON CÁCH TIÊU TIỀN VÀ TIẾT KIỆM TIỀN HỢP LÝ KIỂU MỸ - Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

Dạy con cách tiêu tiền và tiết kiệm tiền làm sao cho hợp lý là điều băn khoăn của rất nhiều bố mẹ. Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này, hãy thử tham khảo cách dạy con sử dụng, quản lý tiền bạc kiểu Mỹ theo từng giai đoạn lứa tuổi sau đây.

1.Dạy con cách tiêu tiền và tiết kiệm tiền từ 3-5 tuổi.

Bước 1 : Bắt đầu giới thiệu về tiền bạc.

3 tuổi là thời điểm thích hợp để bắt đầu giới thiệu cho con về tiền bạc. Mặc dù không hiểu hoàn toàn về tiền bạc song trẻ đã hiểu dùng nó để mua, để có được thứ nào đó.

Cho trẻ xem những hình thức khác nhau của tiền như : tiền giấy, tiền xu và cách gọi tên của mỗi loại. Mỗi quốc gia sẽ có loại tiền khác nhau và mỗi tờ tiền, đồng xu sẽ có giá trị khác nhau.

Bước 2 : Giải thích cho con chỉ mua những thứ cần thiết.

Bất kì trẻ em nào đi qua một gian hàng, nếu thích đồ nào đó sẽ vòi vĩnh bố mẹ mua cho. Đó là lúc bố mẹ nên giải thích cho con hiểu cái gì cần mua và không nên mua.

Bước 3 : Chơi trò chơi đóng vai.

Trẻ nhỏ rất thích đóng kịch, chơi “giả vờ” – một trò chơi đặc trưng ở trẻ mẫu giáo. Thông qua hoạt động này, trẻ học được các kĩ năng sử dụng đồ vật, ứng xử xã hội với mỗi vai xã hội,…

Chính vì vậy bố mẹ có thể dạy con cách tiêu tiền qua những hoạt động này. Bằng cách cho trẻ đóng những vai : chủ cửa hàng, bố (mẹ), người mua,….và chơi với những đồng tiền giả.

Bước 4 :Cho trẻ một ít tiền tiêu vặt.

Khi trẻ lên 4 hoặc 5, bạn có thể cho trẻ một khoản tiền mặt nho nhỏ để tiêu vặt theo hàng tháng. Tùy theo điều kiện mỗi gia đình và đặc điểm tính cách mỗi đứa trẻ, số lượng tiền sẽ khác nhau.

Bạn có thể kết hợp việc cho tiền tiêu vặt với những nhiệm vụ như :

  • Tự thu xếp đồ đạc.
  • Tự chọn quần áo để mặc trong ngày.
  • Làm giường gọn gàng hơn.
  • Phụ bố mẹ nấu ăn.

Lưu ý : bước này bạn có thể bỏ qua; việc cho tiền trẻ từ sớm cũng có nhiều rủi ro nếu như trẻ chưa sẵn sàng.

Bước 5 : Đưa cho trẻ một bình đựng tiền tiết kiệm.

Chắc chắn rằng bất kì đứa trẻ nào cũng nên có một hũ, một con lợn đất để giữ tiền cho mình.

Bố mẹ có thể chia các hũ/ lọ thành nhiều loại khác nhau để tiện sử dụng, ví dụ như : “tiết kiệm”, “chia sẻ”, “chi”,…mỗi loại sẽ được dán nhãn để phân biệt.

2.Dạy con cách tiêu tiền và tiết kiệm tiền từ 6-10 tuổi.

Bước 1 : Hướng dẫn con cách đưa ra quyết định.

Khi con bạn đã lớn hơn, hiểu rõ hơn tiền bạc và việc chi – tiêu, bạn nên dạy cho con cách sử dụng tiền khôn ngoan.

Thảo luận với trẻ : bằng cách hỏi trẻ so sánh giữa những mặt hàng, xem nên mua loại nào hoặc dùng cái nào thay thế, mua ở đâu thì tốt,vv…

Bước 2 : Giải thích khái niệm mua số lượng lớn để tiết kiệm.

Giải thích với con có những mặt hàng nếu mua với số lượng lớn thì sẽ rẻ hơn; nhưng nếu mua quá nhiều không dùng đến thì sẽ là lãng phí.

Nên dạy trẻ khi nào thì nên mua số lượng lớn và thử hỏi trẻ liên hệ với gia đình mình, nếu mua mặt hàng này thì nên mua bao nhiêu,vv…

Bước 3 : Tạo một chuyến đi thực tế.

Dẫn trẻ đi chơi trong một ngày xem xét siêu thị, các cửa hàng tạp hóa,…để trẻ trải nghiệm thực tế. Đó sẽ khoảng thời gian bổ ích để giúp trẻ giá trị của tiền bạc, các loại sản phẩm và cách chi tiêu.

Ngoài ra, cũng có thể cho trẻ biết ngân hàng, máy rút tiền ATM,…để dạy trẻ cách mà tiền luân chuyển, cách tiết kiệm,…

Bước 4 : Tạo một bảng mục tiêu tiết kiệm.

Đây là cách giúp trẻ nhỏ hình dung rõ nét về cách mà trẻ đang tiết kiệm tiền và giúp trẻ quản lý chi tiêu tốt hơn.

Thực hiện bằng cách dán những nhãn dán hình ảnh mục tiêu mà trẻ đang muốn có (đồ chơi, địa điểm du lịch,…), sau đó bên dưới là các cột biểu thị số lượng tiền mà trẻ đang có.

Đừng quên khen thưởng mỗi khi trẻ đạt được một mục tiêu nào đó.

3.Dạy con cách tiêu tiền và tiết kiệm tiền từ 11-13 tuổi.

Bước 1 : Dần dần “trả công” thay vì “trợ cấp”.

Trẻ lớn hơn đã biết làm những công việc nhà và những việc vặt khác. Bố mẹ nên thưởng cho trẻ khi trẻ làm những điều đó.

Đó cách tốt để dạy trẻ cách quý trọng công sức lao động, cách kiếm tiền,…để từ đó chi tiêu hợp lý hơn.

Các công việc đơn giản nhất như là :

  • Cho thú nuôi ăn, đi dạo.
  • Dọn dẹp giường của mình.
  • Trông em.
  • Dọn dẹp bụi cỏ hoặc vệ sinh nhà cửa.

Bước 2 : Thảo luận về đầu tư.

Giải thích cho con những khái niệm về đầu tư, làm sao để có nhiều tiền hơn. Bạn cũng có thể nói với con về thị trường chứng khoán.

4.Dạy con cách tiêu tiền và tiết kiệm tiền từ 14-18 tuổi.

Bước 1 : Giải thích khái niệm tổn thất tài chính.

Độ tuổi này, trẻ đã bắt đầu hiểu rõ vì sao bố mẹ phải đi làm việc mỗi ngày và vì sao phải chi tiêu tiết kiệm tiền hợp lý.

Bố mẹ có thể giải thích rõ hơn cho trẻ về vấn đề này, đồng thời nói thêm về những kinh nghiệm bản thân khi tài chính bị tổn thất (ví dụ như đầu tư bất động sản, cổ phiếu,…).

Liên hệ với việc trẻ mua sô cô la hiện tại hoặc dùng tiền đó để tiết kiệm dần mua những thứ lớn hơn. Trẻ đã làm những gì khiến tài khoản của bản thân bị thâm hụt.

Bước 2 : Thảo luận về tình hình tài chính gia đình.

Hãy cởi mở với con về tài chính hiện tại của gia đình. Đây cũng là cách dạy con cách tiêu tiền gián tiếp.

Cho con bạn xem những tờ hóa đơn và giúp trẻ hiểu được những chi tiêu trong gia đình.

Bước 3 : Khuyến khích con bạn có công việc làm thêm.

Lao động trẻ em phải tuân theo pháp luật. Tại những thành phố lớn, công việc làm thêm khá nhiều nhưng ở những vùng quê thì ít hơn.

Bố mẹ có thể tự tạo công việc làm thêm cho trẻ rồi sau đó trả lương. Cách này cũng sẽ giúp trẻ dần tự lập hơn.

Tuy nhiên, vẫn cần phải luôn nhắc nhở trẻ rằng việc học vẫn là quan trọng nhất và tiền bạc không phải là tất cả.

5.Dạy con cách tiêu tiền và tiết kiệm tiền từ 19 tuổi trở đi.

Bước 1 : Dạy con về thẻ tín dụng, thanh toán hóa đơn.

Tại thời điểm này, con của bạn có thể sẽ có thẻ tín dụng để giữ tiền và những hóa đơn cá nhân phải thanh toán; hãy chắc chắn dạy trẻ cách sử dụng chúng, hướng dẫn trẻ làm sao để chọn ngân hàng phù hợp và cách quản lý tiền qua thẻ tín dụng.

Bước 2 : Dạy con về trách nhiệm.

Khi bước sang tuổi 19, con của bạn sẽ không còn là trẻ em nữa theo luật pháp quốc gia. Con bạn đang dần là người lớn nhưng chưa thực sự và còn thiếu nhiều kinh nghiệm.

Hãy nói cho trẻ trách nhiệm của một người trưởng thành, người lớn kiếm tiền và tiết kiệm tiền khác hoàn toàn với trẻ em như thế nào,vv…

Thảo luận với con về nợ nần cũng làdạy con cách tiêu tiền đúng đắn.

Bước 3 : Dạy con cách cho đi.

Ngoài việc dạy con cách tiêu tiền và tiết kiệm, bố mẹ cũng nên chia sẻ với con cách cho đi, chẳng hạn như từ thiện. Nó có ý nghĩa và giá trị không thể đong đếm được.

Kiến thức và kĩ năng sử dụng tiền bạc không thể mua ngay lập tức, đó là cả một quá trình học tập dần dần và liên tục cho đến khi trưởng thành. Chúc bạn thành công với phương pháp dạy con cách tiêu tiền và tiết kiệm tiền kiểu Mỹ này nhé!