Cuộc cách mạng 4.0: QUAN ĐIỂM DẠY VÀ HỌC TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHIỆP 4.0 - Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

Cuộc cách mạng 4.0: QUAN ĐIỂM DẠY VÀ HỌC TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHIỆP 4.0 - Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

ITIT
Tháng 10 23, 2017 - 10:29
Tháng tư 16, 2024 - 10:19
 0  36
Cuộc cách mạng 4.0: QUAN ĐIỂM DẠY VÀ HỌC TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHIỆP 4.0 - Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội
Nếu như ngày xưa, trẻ em chỉ phải biết cắp sách tới trường thì… ngày nay, trong một nền kinh tế thị trường cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khi mà tố chất của những con người đã phát triển một cách tột bậc và mạnh mẽ, thì trẻ em vẫn luôn cần phải học để làm người, những con người được phát triển toàn diện, hài hòa, cân đối và hiện đại.

Cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư (4.0)

Những người dân trong đất nước chúng ta đang ở trong mức thu nhập ổn định và trung bình. Để có được những con số ấy đã là một quá trình với những sự cố gắng, nỗ lực to lớn của Đảng, Nhà nước và tất cả toàn thể toàn quân và toàn nhân dân ta, với một sức mạnh hòng phá tan sự gò bó của những yếu kém về mặt nhận thức, bởi đất nước chúng ta đã và đang phát triển đi lên từ một quốc gia quá nghèo!

Được đi ra và phát triển độc lập, tự do từ một nền văn minh với đặc trưng là một nền nông nghiệp sản xuất lúa nước và trị thủy. Bằng sức phát triển lâu bền của sự giải phóng sức lao động và con người, từ việc thay thế cái máy kéo, máy cày, con trâu, gàu sòng… cho đến những chiếc máy xay xát đã tạo ra một diện mạo mới cho một nền nông nghiệp Việt Nam.

Đó là một thời điểm mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ra đời với sự có mặt của những chiếc máy hơi nước. Và cuộc cách mạng lần thứ hai được ra đời là với sự khởi điểm khi có sự xuất hiện của những chiếc máy phát điện chạy bằng nhiên liệu đốt nóng. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba được ra đời là cùng với sự xuất hiện của những chiếc máy vi tính, mà người đã góp phần thành công lớn trong lĩnh vực này là ông tỷ phú người Mỹ-Bill Gates.

Với sự ra đời của những phần mềm hoàn hảo, khi đó, mọi sự khúc mắc cho dù là những chi tiết nhỏ nhất trong nền đại công nghiệp đã được tìm ra và được giải quyết một cách êm thấm, thấu đáo và nhẹ nhàng.

Giờ đây, khi sự ra đời của những con Robot có thể cầm được ở trên tay, trong các thế hệ mới, có thể được điều khiển bằng các bộ phận ánh xạ điện từ từ xa để được thay thể những sức lao động cơ bản, thủ công và đơn giản, đó là một sự chứng minh và chứng tỏ rằng, những con người với nhận thức hiện đại, hoàn bị và hoàn chỉnh luôn luôn vĩ đại nhất.

Đó chính là nền đại Công nghiệp 4.0, mà nói theo như mong muốn của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, là cần tìm ra điểm căn cốt nhất của cuộc cách mạng công nghiệp vĩ đại này. Và câu trả lời, đó chính là trí tuệ.

Khi trí tuệ của con người có thể điều khiển được tất cả những cỗ máy móc với những trang thiết bị tinh vi có thể thay thế tất cả các loại hình lao động cơ bản bằng chân tay thì đó là một sự khẳng định rằng, con người chúng ta đã thành công rực rỡ trong việc chinh phục những giới sống, giới xã hội và những biên giới tự nhiên khác nhau, trong tổng thể chung của các hệ giới sống…

Bởi nếu như điểm căn cốt nhất của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 là trí tuệ thì mọi rào cản của ngôn ngữ, chúng ta cũng sẽ vượt được qua, để thế giới cùng hòa nhập và cùng chung sống và cùng nhau phát triển.

Sự học trong nền văn minh, hiện đại

Và bây giờ, chúng ta cùng quay trở lại với sự dạy và học trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Vậy, học để làm người trong một xã hội đã và đang phát triển một cách tột bậc, với những tiêu chuẩn và chuẩn mực của nền văn minh, hiện đại, để chúng ta có thể theo kịp với thế giới. Đó chỉ có thể là những sự đứng vững của người học trên chính những đôi chân của chính bản thân mình. Bởi vậy, dạy học bây giờ là dạy biết nhận thức!

Trong cái nhận thức ấy, con người luôn sẽ là những người học cụ thể và đóng vai trò là trung tâm cúa mọi quá trình giảng dạy và phổ biến, lĩnh hội kiến thức.

Cùng với đó, người dạy cần quan tâm thêm đến những hoạt động học của học sinh. Bởi lẽ, đó là những yêu cầu đặt ra trong sự linh hoạt của những sự nhạy cảm trong việc đổi mới tư duy, cùng với sự thay đổi của những cách nhận thức cũ, khác nhau, khi mà vẫn còn đang tồn tại, theo từng thời điểm và từng thời kỳ cụ thể của lịch sử, mà nhất là khi sự nhạy cảm đã ở trong những thời điểm mang tính chất giao thời.

Chúng ta đã biết, “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Điều đó đã đặt ra những quy tắc sống cho những sự ứng xử cơ bản nhất, để từ đó làm cho tất cả chúng ta đều cùng nhau phát triển.

Học sinh thời nay là vậy! Họ chỉ học để được làm người lớn thôi chứ không hề có những mục đích nào khác. Đó chính là điểm căn cốt nhất của sự học trong sự phát triển, cùng với sự hòa nhập của nền kinh tế thị trường 4.0. Bởi đó là khi mà chúng ta đã thực sự bước vào nền kinh tế thị trường được hiểu theo những ý nghĩa đầy đủ nhất.

Đó là học để làm người trưởng thành và lớn dần theo những năm tháng phôi pha trong niềm vui gió hát của cuộc đời! Và khi đó, lao động vẫn luôn là sự khởi nguồn cho mọi sự sáng tạo và những niềm đam mê, hay say mê với những yêu thích phổ biến.

Trên thực tế, hoạt động học trải nghiệm sáng tạo đã được đề cập trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới. Đây được coi là một tín hiệu đáng mừng cho nền Giáo dục Việt Nam bởi khi đó những học sinh của chúng ta sẽ chính là những nhân tố học để được làm người lớn theo những ý nghĩa đầy đủ, toàn diện và phổ biến nhất.

Đó cũng là điểm mấu chốt mang tính căn bản của sự phát triển cho sự học trong nền kinh tế thị trường, cùng với sự hòa nhập và sáng tạo tiến bước, khi mà cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 trong sự đột phá của khoa học công nghệ đang tới gần.

Thực tế, đây sẽ là một cuộc cách mạng khoa học lớn nhất và có thể là cuối cùng trong lịch sử loài người, xét trên phạm vi toàn nhân loại. Bởi lẽ, khi mà trí tuệ của con người đã được thay thế bởi những máy móc giản đơn, là những con robot thì chúng ta không thể không khẳng định rằng, không thể còn những sự thay thế nào tinh vi, nhỏ và chi tiết hơn được nữa, bởi sự nhân cách hóa Robot trong những giai đoạn hiện nay đã nói nên những điều này.

Vì thế, có thể khẳng định rằng, đó chính là những dấu hiệu của một sự khởi đầu cho một nền văn minh mới, mà trong đó các nền văn hóa khác nhau cùng hòa nhập, cùng nhau đi lên và cùng nhau phát triển trên phạm vi toàn cầu.

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 sẽ như một làn gió mới đến Việt Nam và hiện cuộc cách mạng này đã đến. Vì ở đâu đó, một số doanh nghiệp của chúng ta cũng đã áp dụng những công nghệ này, tuy vẫn là những con số đơn lẻ, nhưng như thế không phải là Việt Nam chưa biết tới nền Công nghiệp 4.0.

Vậy, học sinh, sinh viên Việt Nam sẽ được tiếp cận như thế nào với nền khoa học Công nghiệp 4.0? Và, hệ thống sinh viên các khối này sẽ phải vừa học vừa làm theo đúng những yêu cầu đề ra của một câu triết lý, đó là: “Học để tồn tại, học để làm và học để chung sống hay và tốt”.

Do đó, kéo theo đó sẽ là một sự thay đổi căn bản trong cách dạy đối với hệ thống sinh viên các trường đại học-cao đẳng ở những khối này. Thầy giáo khi đó sẽ chỉ là một người hướng dẫn cách học theo đúng nghĩa cơ bản nhất. Bởi khi đó, dạy, sẽ là dạy những cái đầu để nghĩ chứ không phải dạy cách làm người, vì học để làm người, các sinh viên đã được học trước đó ở những bậc học phổ thông.

Vậy, cách học của sinh viên có thay đổi không? Đương nhiên là thay đổi vì đã chuyển từ trạng thái học nhằm để được trang bị kiến thức sang nhằm phát huy các năng lực và phẩm chất toàn diện của người học. Do đó, cách học của các sinh viên sẽ là sự tự tìm tòi kiến thức, phát huy cao độ sự tự học, tự tìm kiếm kiến thức và phát huy những khả năng tư duy.

Bởi lẽ vai trò của người thầy lúc này chỉ là người hỗ trợ cho việc thu nhận kiến thức và điều chỉnh nhận thức. Bởi khi đó, người thầy chỉ đóng vai trò là người chỉ dạy, định hướng kiến thức, chuẩn hóa và chi tiết hóa về nhận thức cho sinh viên, chỉ dẫn cho sinh viên con đường tiếp cận kiến thức được nhanh nhất, chuẩn nhất và chính xác nhất. Nghĩa là, nhằm phát huy cao độ những tiềm năng con người và tập trung phát triển nhiều vào các kỹ năng hành nghề.

Đối với việc đào tạo Thạc sỹ, đây sẽ là một quá trình tư duy lại và nâng tầm cao hơn một bậc về nhận thức so với việc đào tạo đại học trước đó. Đối với việc đào tạo tiến sỹ, cần đòi hỏi người học phải có khả năng nhận thức và lý luận chuyên sâu về một chuyên ngành nào đó. Điều này là rất đặc trưng và quan trọng, nhất là đối với những nhóm ngành khoa học Tự nhiên và Kỹ thuật..

Trong kỷ nguyên của kỹ thuật số, cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ là một sự mở ra một kỷ nguyên mới nhưng cũng là một sự khép lại một quá trình vận động, nghiên cứu, cùng tìm hiểu và học hành của con người, từ đó mở đường cho một thời đại mới, thời đại của những con người phát triển nhân văn và sống hưởng thụ trong những trạng thái đỉnh cao của hạnh phúc.n

Khi nền Công nghiệp 4.0 đang đến gần thì cũng có nghĩa là chúng ta sẽ bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của công nghệ kỹ thuật số và thực hành qua những công cụ là những người máy-robot.