HS LỚP 8T THCS ĐÀO DUY TỪ TẬP LÀM NHÀ KHOA HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH THỰC NGHIỆM GIÁO DỤC STEM CẤP THCS – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

HS LỚP 8T THCS ĐÀO DUY TỪ TẬP LÀM NHÀ KHOA HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH THỰC NGHIỆM GIÁO DỤC STEM CẤP THCS – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

ITIT
Tháng 10 8, 2018 - 17:12
Tháng tư 13, 2024 - 07:59
 0  18
HS LỚP 8T THCS ĐÀO DUY TỪ TẬP LÀM NHÀ KHOA HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH THỰC NGHIỆM GIÁO DỤC STEM CẤP THCS – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

Giáo dục STEM là gì?

Chương trình giáo dục STEM đã trở thành chủ đề nóng và quan trọng trong các buổi hội thảo giáo dục của các nước đã và đang phát triển do tầm quan trọng của STEM trong xu hướng phát triển toàn cầu.

“STEM là sử dụng những bằng chứng và kỹ thuật toán học để tìm hiểu về thế giới tự nhiên và con người, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống con người” – TS. Mark Hardman (School of Education Communication and Society, UK).

“STEM: là bồi dưỡng những nhà đối mới, sáng tạo trong tương lai” – Mark Windale (Centre for science Education, Sheffield Hallman University, UK)

STEM là viết tắt của SCIENE (khoa học), TECHNOLOGY (công nghệ), ENGINEERING (quy trình sáng tạo kĩ thuật), MATHEMATICS (toán học). STEM không phải một môn học mà là một quá trình học tập và trải nghiệm, bám sát với lượng kiến thức Toán và Khoa học của học sinh để học sinh có thể lĩnh hội kiến thức và từ đó tạo ra sản phẩm mới. Phương pháp giáo dục STEM trong trường học là phương pháp “Học thông qua thực hành” và “Học thông qua làm dự án”. Khi học theo phương pháp STEM, các nhóm kỹ năng học sinh sẽ được hình thành, rèn luyện và phát triển: Học sinh được rèn luyện 4 nhóm kĩ năng, năng lực sau:

1. Tư duy khoa học

2. Khả năng nhận thức các vấn đề (ứng dụng và tác động đến cuộc sống)

3. Kỹ năng diễn đạt các ý tưởng và giao tiếp với người khác

4. Kỹ năng đánh giá bằng chứng và đưa ra giải pháp

Học sinh sẽ thực sự là những nhà khoa học nhí, tự thiết kế những sản phẩm theo ý tưởng của mình dựa trên những kiến thức học được.

Đối với giáo viên, để triển khai các bài giảng theo định hướng STEM cần lưu ý một số điểm sau:

1. Bài giảng STEM nên xuất phát từ một vấn đề trong thực tế;

2. Bài giảng nên theo từng bước như một quy trình kỹ thuật;

3. Học sinh phải được thực hành và tăng độ mở;

4. Hướng tới kỹ năng làm việc nhóm học sinh;

5. Các bài giảng STEM phải bám sát với lượng kiến thức Toán, Khoa học của học sinh;

6. Các bài giảng STEM không nhất thiết chỉ có một kết quả đúng;

Cách tổ chức các vấn đề STEM vào chương trình học:

1. Để nguyên chủ đề STEM tại từng môn học

2. Liên kết giữa các môn khác nhau một cách đơn giản

3. Liên kết liên môn từ đầu đến cuối

4. Các phần liên môn song song với nhau

5. Các môn học được điều phối với nhau

6. Liên kết – tất cả các môn học do một giáo viên giảng dạy

Có thể nói, giáo dục STEM không hướng đến mục tiêu đào tạo để học sinh trở thành những nhà toán học, nhà khoa học, kĩ sư hay những kĩ thuật viên mà chủ yếu là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay.

Giáo dục STEM tạo ra những con người có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỷ 21, đáp ứng sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia và có thể tác động tích cực đến sự thay đổi của nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa.

“Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học vào các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM và khả năng cạnh tranh trong nền kinh kế mới” (Theo Hiệp hội các Giáo viên dạy khoa học Mỹ-NSTA).

HS lớp 8T THCS Đào Duy Từ trải nghiệm hoạt động giáo dục STEM

Sáng ngày 5/10/2018, HS lớp 8T trường THCS Đào Duy Từ đã được tham gia chương trình thực nghiệm hoạt động giáo dục STEM tại NXB Giáo dục Việt Nam. Dưới sự hướng dẫn của TS Tưởng Duy Hải, TS Đoàn Văn Thược, TS Trần Minh Đức đến từ Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội và các thầy cô là Biên tập viên của NXB Giáo dục Việt Nam, các bạn HS lớp 8T đã có những trải nghiệm khoa học hết sức thú vị.

Tham gia chương trình, các bạn HS lớp 8T đã tập làm các nhà khoa học trong các lĩnh vực hóa học, vật lí, sinh học… với các chủ đề nghiên cứu: Sự kì diệu của hóa học, chế tạo động cơ gật gù, hệ thống chiếu sáng thông minh, quy trình chín sinh học…

Cô Lê Thị Thu Huyền giới thiệu chương trình với các bạn học sinh lớp 8T

HS Đào Duy Từ hào hứng điều chế nước biến màu của Harry Potter, đèn Lava, tạo bóng CO2… trong chủ đề STEM “Sự kì diệu của hóa học”

Tập làm nhà khoa học Chế tạo động cơ gật gù

Thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng thông minhphù hợp với chức năng của ngôi nhà và hệ thống mạng điện công cộng, nâng cao tính an toàn trong sử dụng, tiết kiệm chi phí tiêu thụ điện

Thí nghiệm nghiên cứu quá trình chín sinh học

Trải nghiệm hoạt động giáo dục STEM giúp các bạn học sinh thêm yêu các môn khoa học, không chỉ học lý thuyết trên sách vở mà còn được thực hành sáng tạo, ứng dụng những kiến thức tiếp thu được vào trong cuộc sống hàng ngày.