KHOA HỌC VUI: NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT - Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

KHOA HỌC VUI: NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT - Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

ITIT
Tháng 5 12, 2017 - 09:08
Tháng tư 21, 2024 - 19:52
 0  25
KHOA HỌC VUI: NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT - Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

Có biết bao điều bí ẩn kỳ thú quanh ta. Đôi khi, chúng ta cứ ngỡ đã biết được, học hỏi được rất nhiều, nhưng thực sự còn rất nhiều điều bí ẩn nho nhỏ mà chúng ta chưa biết tới.

  1. Giọt mưa không có hình dạng như giọt nước mắt (mặc dù chúng thường được diễn tả giống nhau), những giọt mưa thực sự là hình cầu.

2. Khi một chất thăng hoa, nghĩa là nó biển thành chất khí từ dạng chất rắn, bỏ qua giai đoạn chất lỏng. Điều này cũng xảy ra khi bạn ném 1 viên băng khô vào đống lửa.

3. Con Gorilla ngủ trong tổ. Chúng làm tổ bằng cách uốn cong những nhánh cây và độn thêm lá cây. Những con đực thường ngủ dưới đất, còn những con cái lại thích ngủ trong những chiếc tổ trên cây này.

4. Sâm-panh không xì và bật tung nắp vì khí cac-bo-nic mà vì bụi bẩn lẫn trong sâm-panh. Nếu trong chai sâm-panh tuyệt đối không có các hạt bụi thì sâm-panh sẽ hoàn toàn im lìm dù ta có lắc thế nào.

5. Hầu hết quá trình tiêu hóa không xảy ra ở dạ dày mà là ở ruột non. Có thể đây là lý do mà những người mập, bụng to vẫn có thể thèm ăn vô độ.

6. Chất dịch màu đỏ chảy ra từ những miếng thịt nướng không phải là máu, mà là Myoglobin – một “họ hàng gần” của máu (Myoglobin là một protein có kiến trúc hóa học tương đối đơn giản – nd). Chứ hầu hết máu trong thịt của con vật đều đã được rút sạch trước miếng thịt khi được đem đi bán.

7. Đứng trên quan điểm bảo vệ môi trường thì túi nilon còn tốt hơn nhiều so với túi giấy. Để làm ra chiếc túi giấy, cần tiêu tốn nhiều năng lượng hơn rất nhiều so với việc làm ra chiếc túi nilon. Việc tái chế túi giấy cũng cần nhiều năng lượng hơn việc tái chế túi nilon, đồng thời, khi chôn lấp, túi giấy chiếm nhiều thể tích hơn túi nilon. Nhưng cả túi giấy và túi nilon đều không có tính phân hủy sinh học

8. Gấu Bắc cực là những sinh vật diệu kỳ. Bộ lông của chúng không màu (chứ không phải màu trắng), da của chúng màu đen (chứ không phải màu trắng), và khi được giữ trong môi trường nóng, ẩm, bộ lông của chúng có thể chuyển sang màu xanh tảo

9. Chứng dị ứng với vật nuôi thực ra không phải do dị ứng với lông của chúng mà là với tế bào da chết, hay nước dãi của chúng. Do đó, tắm rửa vật nuôi thường xuyên sẽ làm giảm rất nhiều chứng dị ứng với vật nuôi.

10. Bản đồ vị giác (bản đồ lưỡi) là không có thật. Bạn có thể nhận biết tất cả các vị từ tất cả các phần của lưỡi. Bản đồ vị giác (bản đồ lưỡi) này được trích dẫn từ một bài báo nhảm nhí năm 1901.

11. Khi bạn áp một chiếc vỏ ốc vào tai và nghe tiếng sóng biển, thực ra là bạn đang nghe chính máu của mình chạy qua các mạch máu. Bạn có thể áp một chiếc cốc vào tai và sẽ thấy có hiệu ứng tương tự.

12. Khi bạn sống, bộ não của bạn màu hồng. Khi bạn chết, nó chuyển sang màu xám.

13. Thủy ngân là kim loại dạng lỏng rất nổi tiếng và kỳ diệu nhưng không phải là trường hợp duy nhất. Chất Gali (Ga) ở dạng rắn tại nhiệt độ phòng nhưng khi ta cầm chúng trong tay, chúng sẽ bị chảy thành dạng lỏng. Chất xezi (Caesium – Cs) và Franxi (Francium – Fr) cũng vậy, đây là những chất rất hiếm gặp trong tự nhiên bởi chúng sẽ nóng chảy ở nhiệt độ phòng hoặc gần nhiệt độ phòng.

14. Cá heo không uống nước. Nếu chúng uống nước biển thì sẽ bị ốm và có thể chết. Chúng hấp thụ lượng nước chúng cần qua thức ăn.

Nguồn: sưu tầm