LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TỐT HÌNH HỌC LỚP 8? – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TỐT HÌNH HỌC LỚP 8? – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

ITIT
Tháng bảy 24, 2019 - 17:50
Tháng tư 28, 2024 - 12:49
 0  14
LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TỐT HÌNH HỌC LỚP 8? – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội
Chương trình toán lớp 8 bao gồm những kiến thức quan trọng mang tính chất bản lề để học tốt những kiến thức sau này. Về phần hình học, học kì 1 chúng ta dành phần lớn thời gian để học về các tứ giác đặc biệt như hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật và hình vuông. Sang học kì 2, chúng ta tìm hiểu về định lý talet và tam giác đồng dạng.

Vậy làm thế nào để có thể học tốt được những kiến thức này? Chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc một vài kinh nghiệm nhỏ mà trong quá trình giảng dạy với nhiều đối tượng học sinh từ trung bình, yếu đến khá giỏi chúng tôi đã tích lũy được.

1. Làm thế nào để học tốt những kiến thức hình học kì 1 lớp 8

Học kì 1 lớp 8, các em học về các tứ giác đặc biệt. Phần này có lợi thế là với từng hình đều có hình vẽ rất trực quan, có thể kiểm tra các tính chất bằng cách đo đạc kiểm chứng dễ dàng, thậm chí có thể dự đoán tính chất một cách tương đối chính xác.

Vậy khi học tính chất của từng hình, các em nên tận dụng lợi thế ở trên, không nên học thuộc “vẹt” như học một bài thơ, một bài văn (rất nhiều em mắc lỗi này). Vậy học như nào để tận dụng được những lợi thế đã kể đến.

  • Vẽ hình, nhìn vào hình để vừa dự đoán vừa chứng minh và học thuộc các tính chất.
  • Chia thành các nhóm tính chất, ví dụ, nhóm tính chất về cạnh, nhóm tính chất về góc và nhóm tính chất về đường chéo.

Ví dụ, khi học tính chất của hình bình hành, việc trước tiên là cần vẽ hình bình hành ra trước mặt

Về cạnh: hai cạnh đối nhau thì song song và bằng nhau. Ta có thể dự đoán được một hoặc toàn bộ các tính chất này. Sau đó kiểm tra lại bằng cách lấy thước đo hoặc xem lại trong SGK xem có đúng như vậy không.

Về góc: Dự đoán hai góc đối nhau thì bằng nhau, thử chứng minh nhanh: đã có các cặp cạnh song song, thì 2 góc kề nhau là cặp góc trong cùng phía tổng bằng, chẳng hạn,nên. Nếu không chứng minh nhanh được bạn có thể kiểm tra lại trong SGK.

Về đường chéo: Dự đoán, chắc chắn là hai đường chéo không bằng nhau rồi, nhưng,. Kiểm chứng lại, để chứng minh hai đoạn bằng nhau thường gắn vào hai tam giác bằng nhau, do tính chất về cạnh nênΔ<="" mi>(g.c.g) và ta có ngay điều phải chứng minh, cuối cùng là xem lại trong SGK.

Tương tự với các hình khác bạn cũng làm tương tự, cách học này mới bắt đầu có thể bạn sẽ thấy nó hơi lâu, nhưng học theo quy trình này bạn sẽ nhớ lâu nhớ sâu hơn rất nhiều

Vẽ hình⟶<="" mo><="" math>'="" tabindex="0">Dự đoán tính chất (theo từng nhóm)⟶<="" mo><="" math>'="" tabindex="0">Kiểm chứng

Chú ý, khi dự đoán tính chất của hình ta chia làm ba nhóm: Nhóm tính chất về cạnh, nhóm tính chất về góc, nhóm tính chất về đường chéo.

2. Làm thế nào để học tốt kiến thức hình học kì 2 lớp 8

Trọng tâm của phần hình học trong học kì 2 lớp 8 là về định lý Talet và tam giác đồng dạng. Đây là nội dung mới do đó sẽ tạo cảm giác khó tiếp thu khi mới bắt đầu.

Tuy nhiên các em sẽ thấy có một sự tương đồng nho nhỏ giữa đường trung bình với đường song song trong định lý Ta-lét, hay có sự tương đồng giữa tam giác bằng nhau với tam giác đồng dạng. Điểm khác nhau, là trước đây là các đoạn thẳng bằng nhau thì bây giờ là các đoạn thẳng tỉ lệ.

Định lý Ta-lét

Tam giác đồng dạng

Khi làm bài về tam giác đồng dạng các em cần chú ý một điểm quan trọng tương tự như khi học hai tam giác bằng nhau, đó là cần viết tên 2 tam giác với các đỉnh tương ứng. Chẳng hạn, trong tam giác ABC và tam giác DEF có,,thì ta cần viếtΔ<="" mi>đồng dạng vớiΔ<="" mi>. Điều này để tiện lợi khi suy ra các đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ mà không cần nhìn lại hình, chẳng hạn ta sẽ có ngayhay.

Bên cạnh đó, để giải tốt các bài toán hình học thì bên cạnh việc các em nhớ được kiến thức là điều đầu tiên, thì các em cần lắng nghe thầy cô giảng bài, tích cực hỏi bài thầy cô khi chưa hiểu, không được giấu dốt, và chăm chỉ làm bài tập về nhà.