LÀM THẾ NÀO GIÁO VIÊN CÓ THỂ XÂY DỰNG MỘT GIÁO ÁN CHẤT LƯỢNG? – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

LÀM THẾ NÀO GIÁO VIÊN CÓ THỂ XÂY DỰNG MỘT GIÁO ÁN CHẤT LƯỢNG? – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

ITIT
Tháng Hai 15, 2019 - 00:30
Tháng tư 12, 2024 - 16:39
 0  22
LÀM THẾ NÀO GIÁO VIÊN CÓ THỂ XÂY DỰNG MỘT GIÁO ÁN CHẤT LƯỢNG? – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

Một kế hoạch bài học là người hướng dẫn, là tấm bản đồ lộ trình về những gì học sinh cần học và làm thế nào để thực hiện nó một cách hiệu quả. Sau khi lập kế hoạch cho bài học và sắp xếp các kinh nghiệm học tập, bước tiếp theo tập trung vào phát triển các bài học theo hướng tiếp cận năng lực cá nhân.

Một giờ học tại trường THCS Đào Duy Từ

Kế hoạch giảng dạy giúp giáo viên mang đến những trải nghiệm học tập hiệu quả cho học sinh

Một kế hoạch bài học là người hướng dẫn, là tấm bản đồ lộ trình về những gì học sinh cần học và làm thế nào để thực hiện nó một cách hiệu quả. Sau khi lập kế hoạch cho bài học và sắp xếp các kinh nghiệm học tập, bước tiếp theo tập trung vào phát triển các bài học theo hướng tiếp cận năng lực cá nhân. Trước khi lập kế hoạch bài học, điều quan trọng là xác định mục tiêu học tập cho học sinh. Xác định mục tiêu cụ thể cho việc học tập của học sinh sẽ giúp giáo viên xác định loại hoạt động dạy và học sẽ sử dụng. Bước tiếp theo là thiết kế các hoạt động và chiến lược học tập phù hợp để có được phản hồi về việc kết quả học tập của học sinh. Những hoạt động này giúp kiểm tra xem các mục tiêu học tập đã được hoàn thành hay chưa.

Chuẩn bị kế hoạch bài học

Chủ yếu có sáu bước hướng dẫn việc chuẩn bị một kế hoạch bài học hiệu quả. Mỗi bước này được thiết kế kèm theo một bộ câu hỏi để nhắc nhở, suy ngẫm và hướng dẫn giáo viên thiết kế các hoạt động dạy và học.

1.Mục tiêu học tập cơ bản

Bước đầu tiên trong việc chuẩn bị một bài học là phác thảo các mục tiêu học tập cho bài học. Điều này giúp xác định những gì bạn muốn học sinh học và có thể làm vào cuối lớp. Các câu hỏi sau đây sẽ hướng dẫn giáo viên trong việc ưu tiên các mục tiêu:

– Những khái niệm, ý tưởng hoặc kỹ năng quan trọng nhất mà tôi muốn học sinh có thể nắm bắt và áp dụng là gì?

– Tại sao chúng quan trọng?

– Nếu hết thời gian, cái nào không thể bỏ qua?

– Những cái nào tôi có thể bỏ qua nếu bị sức ép thời gian?

  1. Phát triển phần giới thiệu vào bài

Sau khi ưu tiên các mục tiêu học tập, bước tiếp theo liên quan đến việc phát triển phần giới thiệu sáng tạo cho bài học, kích thích sự quan tâm, hứng thú và suy nghĩ của học sinh. Một loạt các phương pháp như kể chuyện, gắn với sự kiện lịch sử, tình huống, kích thích tư duy, ví dụ thực tế, video clip ngắn, ứng dụng thực tế, câu hỏi thăm dò, vv có thể được sử dụng để thu hút học sinh. Hãy lưu ý các câu hỏi sau khi phát triển phần giới thiệu bài học:

– Làm thế nào tôi sẽ kiểm tra được kiến thức của học sinh về chủ đề này hay có bất kì trải nghiệm nào liên quan hay không?

– Học sinh thường mắc những sai lầm nào trong quá trình tiếp cận về chủ đề bài học?

– Tôi sẽ làm gì để giới thiệu chủ đề?

  1. Lập kế hoạch hoạt động học tập cụ thể

Bước thứ ba, lập kế hoạch cho các hoạt động học tập cụ thể, tạo thành nội dung chính của bài học. Giáo viên cần chuẩn bị một số cách khác nhau để giải thích tài liệu (ví dụ thực tế, tương tự, hình ảnh, v.v.) để thu hút sự chú ý của học sinh nhiều hơn và phù hợp các phong cách học tập khác nhau. Khi trình bày các ví dụ và hoạt động cần phải ước tính lượng thời gian. Trong giáo án, giáo viên cũng nên dành một khoảng thời gian để giải thích hoặc thảo luận mở rộng. Các thầy cô có thể tham khảo một số câu hỏi để thiết kế các hoạt động học tập dưới đây:

– Tôi sẽ làm gì để giải thích chủ đề này?

– Làm thế nào tôi có thể thu hút học sinh vào chủ đề?

– Một số ví dụ, tương tự hoặc tình huống thực tế có liên quan có thể giúp học sinh hiểu chủ đề là gì?

4. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá

Sau khi giải thích chủ đề và minh họa nó bằng các ví dụ khác nhau, bước tiếp theo là lên kế hoạch kiểm tra mức độ hiểu biết của sinh viên. Giáo viên nên suy nghĩ về các câu hỏi cụ thể để hỏi học sinh để kiểm tra mức độ hiểu biết. Những câu hỏi này phải được viết ra và diễn giải. Điều này sẽ giúp giáo viên có sự chuẩn bị để đặt câu hỏi theo những cách khác nhau. Giáo viên phải liên tục theo dõi bài học để xác định mức độ hiệu quả của việc giảng dạy. Sau đó hãy điều chỉnh lại bài giảng để đạt được kết quả người học mong muốn, chẳng hạn như chậm lại, nếu tài liệu quá khó; tăng tốc, nếu tài liệu quá đơn giản; đẩy nhanh phía trước, nếu học sinh đã biết về tài liệu; hoặc giảng dạy lại, nếu học sinh đang thiếu một số kiến ​​thức quan trọng trước đó. Một số câu hỏi giáo viên có thể lưu ý:

– Những câu hỏi nào tôi sẽ hỏi để kiểm tra mức độ hiểu bài?

– Tôi sẽ có những sản phẩm của học sinh nào để chứng minh rằng chúng đang theo dõi bài học một cách hiệu quả?

– Quay trở lại danh sách mục tiêu bài học, học sinh có thể làm gì để kiểm chứng từng mục tiêu đã được hoàn thành chưa?

  1. Phát triển, Kết luận, chuẩn bị cho bài sau

Bước thứ năm trong việc lập kế hoạch cho một bài học là phát triển kết luận của bài học và chuẩn bị cho bài học tiếp theo. Giáo viên nên điểm lại các tài liệu đã được dạy, bằng cách tóm tắt các điểm chính của bài học. Lý tưởng hơn, giáo viên có thể đưa ra sự chuẩn bị trước về những gì sẽ được học vào ngày hôm sau. Điều này sẽ giúp học sinh theo kịp quá trình dạy và học.

  1. Tạo kế hoạch thời gian thực tế

Bước cuối cùng liên quan đến việc phát triển một kế hoạch bài học hiệu quả là sắp xếp thời gian thực tế. Kế hoạch thời gian thực tế sẽ phản ánh sự linh hoạt của giáo viên và sẵn sàng thích nghi với môi trường lớp học cụ thể. Thông thường, nhiều chủ đề theo kế hoạch không thể được đề cập do hạn chế về thời gian. Vì vậy, các giáo viên sẽ cần điều chỉnh kế hoạch bài học tùy thuộc vào những gì học sinh cần. Việc làm này dựa trên danh sách các mục tiêu học tập ưu tiên. Một số chiến lược để tạo một kế hoạch thời gian thực tế:

– Ước tính mỗi hoạt động sẽ mất bao nhiêu thời gian, sau đó lên kế hoạch thêm thời gian cho mỗi hoạt động.

– Trong kế hoạch bài học, cho biết bạn sẽ mất bao nhiêu thời gian cho mỗi hoạt động.

– Lên kế hoạch một vài phút vào cuối giờ để trả lời các câu hỏi, thắc mắc và tổng hợp các điểm chính.

– Lập kế hoạch cho hoạt động bổ sung hoặc câu hỏi thảo luận trong trường hợp bạn còn thừa thời gian.

Hãy linh hoạt – sẵn sàng điều chỉnh kế hoạch bài học của bạn để đáp ứng nhu cầu của học sinh và tập trung vào những nội dung hiệu quả hơn thay vì bám sát kế hoạch ban đầu của bạn.

Nguồn:https://k12teacherstaffdevelopment.com

Táo Giáo Dụcdịch