MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐƯỢC TỐT – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐƯỢC TỐT – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

ITIT
Tháng tư 25, 2020 - 10:58
Tháng tư 15, 2024 - 15:15
 0  1012
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐƯỢC TỐT – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

Kiểu bài văn nghị luận ở chương trình Ngữ văn lớp 9 gồm 2 dạng cơ bản: nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Đây là trọng tâm của chương trình học kỳ 2. Cả hai dạng bài này đều được Sở GD đưa vào đề thi tuyển THPT.

Văn nghị luận bao gồm hai kiểu bài : nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Nếu như bài văn nghị luận văn học yêu cầu người viết phải phát biểu ý kiến nhận xét về một hiện tượng văn học ( nhân vật, tác phẩm, chủ đề….) thì bài văn nghị luận xã hội lại bàn đến các vấn đề của đời sống xã hội nhằm để người viết bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về một tư tưởng, đạo lý hay một hiện tượng trong đời sống.

Thực tế cho thấy: làm văn nghị luận xã hội rất khó vì nó đòi hỏi phải trình bày lập luận sao cho ý kiến của mình thuyết phục và phải có kiến thức về các vấn đề xã hội, quan sát đời sống, tìm những dẫn chứng thực tế để minh họa. Trong khi đó thì làm văn nghị luận văn học dễ dàng hơn vì hs có thể dựa vào bài giảng của giáo viên trên lớp để phát triển thành bài văn”. nhiều học sinh có kiến thức, có năng lực cảm thụ văn chương, có sự hiểu biết xã hội nhưng khi làm văn, nhất là văn nghị luận xã hội, lại rất lúng túng. Bài viết mắc nhiều sai sót, không phản ánh đúng năng lực thực của học sinh.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là học sinh còn yếu cả về kỹ năng lẫn phương pháp làm bài. Vì thế, dạy văn nghị luận nói riêng, đặc biệt dạy làm bài văn nghị luận xã hội là phải rèn những kỹ năng làm bài, định hình được cho học sinh những thao tác tư duy cần thiết để giúp các em làm tốt bài văn.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐƯỢC TỐT

*Phân tích đề: HS thường có một nhược điểm: Cầm đề là viết ngay – Đây là một trong những nguyên nhân làm bài viết các thấp điểm hoặc có khi lệch hướng.

Vì vậy, Hd hs phải đọc kĩ đề bài, sau đó phân tích đề để học sinh sẽ không mắc phải những lỗi như xa đề, lạc đề. chú ý những từ khóa của đề, rồi dựa vào từ điển Tiếng Việt để phân tích, giải thích ý của tư tưởng, vấn đề trong đề bài thật chính xác. Tiếp đến, các em hãy đánh giá xem quan điểm, tư tưởng, hiện tượng xã hội đó đúng hay sai, có các mặt lợi và hại thế nào, từ đó mà nêu ý kiến của bản thân có đồng tình hay không và rút ra bài học, cách giải quyết cho bản thân và xã hội? Để cho đánh giá đúng sai đó thuyết phục, hd các em cần lấy những dẫn chứng thực tế xác thực (có thể lấy trong lịch sử, văn học hay đời sống thực tế). Lưu ý HS: Văn nghị luận xã hội khác với nghị luận văn học ở chỗ nó là những kiến thức thật 100% và rất thực tế với cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, quan sát cuộc sống và đọc báo, theo dõi các phương tiện thông tin thường xuyên là bí quyết giúp các em cập nhật những thông tin mới làm dẫn chứng sắc sảo cho bài viết của mình.

*Tìm luận điểm

* Việc xác định luận điểm hầu như học sinh biết cách xác định. Còn việc tìm và nêu luận cứ (lý lẽ và dẫn chứng) để làm sáng tỏ luận điểm có những đòi hỏi cao hơn vì phải tự trả lời các câu hỏi đặt ra ở luận điểm. Nghĩa là việc trả lời các câu hỏi mà luận điểm đưa ra chính là các luận cứ của luận điểm ấy. Điều này lại tùy thuộc vào năng lực của từng cá nhân. Tuy vậy phải thấy rằng học sinh biết cách xác định và xác định được những luận điểm của vấn đề, nêu được một số ý làm luận cứ, tuy chưa thật đầy đủ nhưng cũng có thể được coi là đạt mức trung bình so với yêu cầu đề ra của bài làm.

*Văn phong
Cách viết văn nghị luận xã hội cần sự ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn phải đầy đủ ý và không được khô khan. Muốn làm được điều đó hs cần có một dàn bài ( Đại cương) trước khi đặt bút làm bài. Nếu như có những dẫn chứng hay thì nên chen vào giữa bài làm để tránh sự nhàm chán và khô khan cho bài văn. Đừng nên viết quà dài và lan man không sát chủ đề, khi ấy bài văn của bạn rất dễ bị điểm kém. Bên cạnh đó bạn nên tận dụng cách viết sáng tạo, nó sẽ giúp HS điểm tuyệt đối .
– Suy luận sắc bén là yếu tố làm nên sức mạnh của bài nghị luận xã hội vì vậy mà hs cần chú ý xác lập ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp các lập luận chặt chẽ, bố cục hợp lý, đảm bảo logic đồng thời kết hợp với giọng văn trôi chảy, giàu cảm xúc.

*Chú ý thời gian
Thường thì HS chỉ có được khỏang từ 2-3 điểm cho một bài nghị luận xã hội trong một đề văn nên cần hết sức lưu ý về thời gian. Nếu như có 120 phút cho một đề văn thì chỉ nên dành 1/3 khỏang thời gian ấy để làm nghĩ lụân xã hội. Một bài nghị luận xã hội thường không đòi hỏi phải viết dài , chỉ cần hs chú ý đến nội dụng và chọn lọc những dẫn chứng thật sắc sảo và thuyết phục, bài viết của các em sẽ sâu hơn và dễ đi vào lòng người đọc hơn!

*Rèn luyện kỹ năng Lập dàn bài. (Mang tính then chốt)

Dàn bài được lập một cách chi tiết hay sơ lược phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Trong quá trình ôn tập, hs làm quen với việc lập dàn ý chi tiết. Còn trong phòng thi, để tiết kiệm thời gian gv nên hd hs vạch nhanh một số ý chính để hình dung hướng đi bài viết của mình.

*Đối với kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống:

Thực tế , hs còn hạn chế trong việc định hình được cấu trúc của bài nghị luận ( Khi đã không xác định được cấu trúc thì hs sẽ khó khăn trong việc xácđịnh luận điểm, luận cứ).Vì vậy, từ việc hướng dẫn hs nhận dạng đề bài, gv rèn luyện cho các em kĩ năng lập dàn bài đại cương trước khi viết bài với cấu trúc như sau:

1.Mở bài: (Dẫn dắt vấn đề và nêu vấn đề. Viết ngắn gọn khoảng 3-5 câu )

2.Thân bài:
+ Giải thích các thuật ngữ

+ Biểu hiện:

+ Nguyên nhân

+ Tác hại ( lợi ích)

+ Biện pháp ( Giải pháp)

3.Kết bài: ( Khẳng định, nhấn mạnh vấn đề. Liên hệ bản thân. Viết ngắn gọn khoảng 5 câu)

* Đối với kiểu bài nghị luận về tư tưởng đạo lí

1. Mở bài: (Dẫn dắt vấn đề và nêu vấn đề. Viết ngắn gọn khoảng 3-5 câu )

2.Thân bài:
+ Giải thích nghĩa:

+ Ý nghĩa vấn đề:

+ Phân tích làm sáng tỏ vấn đề: ( D/c+ Lí lẽ trong thực tế c/s, trong văn học)

+ Mở rộng vấn đề ( Mặt trái )

3. Kết bài: (Khẳng định, liên hệ bản thân. Viết ngắn gọn khoảng 5 câu):

Nếu rèn được cho học sinh thuần thục những biện pháp như trên đã nêu thì bài làm của học sinh tối thiểu cũng đủ ý, không lạc đề và sẽ đạt được mức trung bình trở lên.hơn nữa học sinh sẽ có những thao tác tư duy cần thiết để bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình một cách đúng đắn về những vấn đề mà cuộc sống đặt ra.

Để biết thêm thông tin tuyển sinh trường THCS Đào Duy Từ quý vị phụ huynh liên hệ theo số điện thoại:

Điện thoại văn phòng THCS Đào Duy Từ: (024)35545231 ĐTDĐ: 0936 113 833

Thông tin tuyển sinh xem tại:Tuyển sinh

Link đăng kí tuyển sinh Online:ĐĂNG KÍ TUYỂN SINH