Ôn thi vào 10 môn Văn: ĐOẠN TRÍCH: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (“LỤC VÂN TIÊN” – NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU) – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

Ôn thi vào 10 môn Văn: ĐOẠN TRÍCH: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (“LỤC VÂN TIÊN” – NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU) – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

ITIT
Tháng 9 23, 2018 - 21:27
Tháng tư 21, 2024 - 17:43
 0  18
Ôn thi vào 10 môn Văn: ĐOẠN TRÍCH: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (“LỤC VÂN TIÊN” – NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU) – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

Chuyên đề 6: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

(Trích Lục Vân Tiên)

Nguyễn Đình Chiểu

I. Đôi nét về tác giả
Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822 tại làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay thuộc TP Hồ Chí Minh). Tự là Mạnh Trạch, hiệu là Hiếu Trai. Ông mất tại Ba Tri (Bến Tre) vào năm 1888.
Cha ông vốn là một viên quan nhỏ. Cha bị cách chức nên ông đã có một thời tuổi trẻ khó khăn phải về tá túc tại quê nội ở Huế học nhờ một người bạn của cha. Năm 1843, nhờ chuyên tâm học hành Nguyễn Đình Chiểu đã đậu Tú Tài ở Gia Định. Ba năm sau khi đang chuẩn bị thi Hội ở Huế thì được tin mẹ mất, ông phải bỏ thi về chịu tang.
Trên đường về vì than khóc nhiều, ông đã bị nhuốm bệnh rồi mù hẳn khi đang ở tuổi 26. Tiếp đó, gia đình vị hôn thê lại bội ước, ông về quê mẹ dạy học và làm thuốc, sông nghèo khổ trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược Nam Bộ.
Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu đã chịu nhiều đau khổ bất hạnh nhưng ông vẫn sống với đạo dức cao cả, không để thực dân Pháp mua chuộc.
Đứng về phía những người kháng chiến, dù không trực tiếp cầm vũ khí chiến đấu, ông vẫn luôn cùng bàn bạc với các lãnh tụ nghĩa quân và sáng tác thơ văn động viên cổ vũ những hành động đánh giặc rất chính nghĩa, anh hùng của nhân dân ta.

II. Truyện thơ Lục Vân Tiên
1. Tóm tắt :
– Lục Vân Tiên là một học trò có đức có tài, giỏi cả văn võ. Trên đường lên Kinh dự thi, chàng tình cờ dẹp được giặc cướp Phong Lai và cứu được Kiều Nguyệt Nga. Cô gái này rất cảm phục chàng.
– Giữa đường, nghe tin mẹ mất, Vân Tiên phải trở về quê thọ tang. Chàng bao lần thọ nạn nhưng luôn luôn được thần và dân cứu giúp.
– Kiều Nguyệt Nga sau khi thoát nạn đã tự xem Vân Tiên như “chồng” của mình. Do bị gian thần hảm hại, nàng bị buộc đi cống giặc Ô Qua nhưng vẫn một lòng chung thủy với Vân Tiên. Giữa đường nàng đã tự vẫn nhưng cũng được Phật Bà và nhân dân cứu giúp.
– Cuối cùng hai người vẫn gặp nhau và chung sống trong hạnh phúc.

2. Vài nét về nội dung và nghệ thuật
a. Kết cấu :
Kết cấu truyện Lục Vân Tiên theo kiểu chương, hồi. Một kiểu truyền thống phương Đông xoay quanh diễn biến cuộc đời của nhân vật chính.

b. Thể loại
Lục Vân Tiên là một truyện thơ Nôm viết theo thể lục bát, một thể thơ dân tộc. Truyện mang tính chất là một chuyện kể chú trọng đến hành động hơn là nội tâm nhân vật. Vào dân gian, truyện biến thành hình thức “nói thơ Vân Tiên”, một loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian một thời khá phổ biến ở Nam bộ.

c. Qua cách xây dựng nhân vật chính diện và phản diện đối lập nhau, truyện thơ LVT được viết nhằm đề cao đạo đức của nhân dân, truyền dạy đạo lý làm người .
Truyện ca ngợi tình nghĩa : tình cha con, tình mẹ con, tình bằng hữu, nghĩa vợ chồng… tình yêu thương giúp đỡ người hoạn nạn. Ngoài ra, truyện còn đề cao tinh thần vì nghĩa sẵn sàng ra tay cứu khổn phò nguy. Đặc biệt thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới chính nghĩa.

III. Vị trí đoạn trích

Đoạn trích thuộc phần đầu tác phẩm. Trên đường đi thi, Lục Vân Tiên thấy dân khóc than bỏ chạy. hỏi thăm mới biết bọn cướp đã hoành hành, bắt đi hai người con gái . Thấy cảnh bất bình, Vân Tiên nổi giận liền ra tay dẹp bọn cướp cứu người bị nạn. Hai người con gái ấy là Kiều Nguyệt Nga và tì tất Kim Liên

IV. Đọc và hiểu văn bản
1. Về tính chất tự truyện của tác phẩm
Đọc tiểu sử tác giả Nguyễn đình Chiểu và Truyện Lục Vân Tiên ta thấy có những yếu tố giống và khác nhau giữa cuộc đời tác giả và nhân vật Lục Vân Tiên.
Trước hết là những chi tiết trùng hợp:
– NĐC cũng chẳng khác chi LVT lúc vào đời thật hăm hở và đầy khát vọng, cũng đều lên kinh ứng thí :

“Chí lăm bắn nhạn ven mây,
Danh tôi đặng rạng, tiếng thầy bay xa”
“Làm trai trong cõi người ta,
Trước lo báo bổ sau là hiển vang”

Nhưng cả hai đếu bất hạnh đến khắc nghiệt : Mẹ mất phải bỏ thi về chịu tang, bị đau mắt và sau đó bị mù. Vì thế đã bị bội hôn . Nhưng sau đó, họ đều được một cuộc hôn nhân tốt đẹp. Nếu Lục Vân Tiên cưới được Kiều Nguyệt Nga thì Nguyễn Đình Chiểu cũng cưới được cô Năm Điền. Chính vì thế mà nhiều ý kiến cho rằng LVT là một tự truyện.
Tuy nhiên cuộc đời của tác giả và nhân vật cũng có những điểm khác nhau. Đó là Vân Tiên được tiên ông cứu cho sáng mắt để sau đó lại tiếp tục đi thi đỗ Trạng nguyện, được vua cử đi dẹp giặc Ô Qua thắng lợi. còn cụ Đồ Chiểu thì không như thế. Với cụ vĩnh viễn là bóng tối. Sự khác biệt đó thể hiện ước mơ và khát vọng của tác giả.

2. Về nhân vật Lục Vân Tiên

– Hình ảnh Lục VânTiên được khắc họa theo mô típ quen thuộc của truyện Nôm truyền thống: một chàng trai tài giỏi cứu một cô gái thoát khỏi tình huống hiểm nghèo, rồi từ ân nghĩa đến tình yêu… như chàng Thạch Sang đánh đại bàng, cứu công chúa Quỳnh Nga(“Thạch Sanh”). Mô-típ này thể hiện niềm mong ước của tác giả và cũng là của nhân dân. Trong thời buổi nhiễu nhương hỗn loạn này, người ta trông mong ở những người tài đức, dám ra tay cứu nạn giúp đời.

a. Lục Vân Tiên đánh cướp
– Lục Vân Tiên là nhân vật lí tưởng của tác phẩm ( thể hiện lí tưởng thẩm mĩ của tác giả về conngười trong cuộc sống đường thời…). Đây là một chàng trai vừa rời trường học,bước vào đời lòng đầy hăm hở, muốn lập công danh, thi thố tài năng, cứu ngườigiúp đời. Trận đụng độ với bọn cướp Phong Lai hung dữ là thử thách đầutiên, cũng là cơ hội hành động dành cho chàng.

Vân Tiên ghé lạibên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ!
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.
Phong Lai mặt đỏphừng phừng:
Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây.
Trước gây việc dữ tại mầy,
Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.

Bốn câu thơ làmhiện lên hình ảnh một chàng trai giàu lòng nghĩa hiệp, giữa đường gặp chuyệnbất bình thì sẵn sàng xả thân ra tay cứu giúp, không cần phải so đo tính toán.Vân Tiên chỉ có một mình với tay không đánh giặc, trong khi bọn cướp đông đảo,gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng: “Người đều sợ nó cò tài khônđương”. Vậy mà chàng không hề run sợ, vẫn “bẻ cây làm gậy” xôngvào đánh cướp. Hành động mau lẹ đến thế phải của một người gan góc, quả cảm,coi việc cứu dân là trách nhiệm của bản thân.
– Hình ảnh VânTiên trong trận đánh được miêu tả thật đẹp,thật oai hùng. Bọn cướp “bốnphía bủa vây bịt bùng” nhưng Vân Tiên không chút nao núng:

Vân Tiên tả độthữu xông,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.

-> Không tả tỉ mỉ trận chiến, chỉ bằngmấy dòng thơ ngắn gọn mà đặc sắc cùng nghệ thuật so sánh, tác giả đã làm nổibật một dũng tướng đánh nhanh, kín võ, sánh ngang Triệu Tử Long thời Tam Quốctrong trận phá vòng vây quân Tào bảo vệ ấu chúa. Sức mạnh của chàng là kết tinhsức mạnh của nhân dân , của điều thiện nên nó vô địch:

Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.

-> Lời thơ chân chất, mộc mạc song hồn thơ thì chan chứa dạt dào. Nó nêu bậtmột chân lý: kẻ bất nhân độc ác thì thảm bại, người anh hùng làm việc nghĩa tấtyếu sẽ chiến thắng. Vân Tiên đã chiến thắng bởi sức mạnh của nhân nghĩa, của lẽphải, sức mạnh của tình yêu thương và lòng dũng cảm kiên cường. Chàng chính làhiện thân của người anh hùng thượng võ, sẵn sàng cứu khốn phò nguy, dám bênhvực kẻ yếu, tiêu diệt mọi thế lực bạo tàn.

b. Lục Vân Tiên gặp Kiều Nguyệt Nga
– Cách cư xử củaLục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp bộc lộ tư cách con ngườichính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài cũng rất từ tâm nhân hậu.
– Thấy hai cô gái còn chưa hết sợ hãi, Vân Tiên “động lòng” thương xót, ân cầnhỏi han, an ủi họ:

Vân Tiên nghe nói động lòng
Đáp rằng: “Ta đã trừ dòng lâu la.

– Khi nghe trong kiệu vọng ra tiếng nói muốn được tạ ơn, Vân Tiên vột gạt đi ngay:

Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái, ta là phận trai.

Câu thơ này vừachứa đựng sự câu nệ của lễ giáo phong kiến “nam nữ thụ thụ bất thân”,vừathể hiện suy nghĩ trong sáng của Vân Tiên: “Làm ơn há dễ trông ngườitrả ơn”. Chàng không muốn nhận những cái lạy tạ của hai cô gái và từchối lời mời về thăm nhà của Nguyệt Nga. Sau đó, chàng không nhận chiếc trâmvàng nàng tặng mà chỉ cùng nàng xướng họa một bài thơ rồi thanh thản ra đi,không hề vương vấn. Dường như đối với Vân Tiên, làm việc nghĩa là bổn phận, làlẽ tự nhiên. Con người trọng nghĩa khinh tài ấy không coi đó là công trạng. Đólà cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán:

Vân Tiên nghe nói liền cười:
“Làm ơn há dễtrông người trả ơn.
Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.

=> Với phẩm chất cao đẹp, Lục Vân Tiên đã trở thành một hình tượng lí tưởng để Nguyễn ĐìnhChiểu gửi gắm vào đó niềm tin và ước vọng của mình.

3. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga: hiện lên qua ngôn ngữ đối thoại với Vân Tiên.
a. Phẩm chất tốtđẹp của nhân vật Kiều Nguyệt Nga được tác giả thể hiện qua lời lẽ chân thành mànàng giãi bày với Lục Vân Tiên. Đó là lời lẽ của một tiểu thu khuê các, thùymị, nết na và có học thức:
– Cách xưng hô củanàng vừa trân trọng, vừa khiêm nhường:

Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.

– Nói năng dịu dàng, mực thước:

+ Làm con đâu dám cãi cha,
Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành.
+ Chút tôi liễu yếu đào thơ,
Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần.

– Trình bày rõràng, khúc chiết, vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, vừa thể hiện niềm cảm kích chân thành đối với ân nhân cứu mạng:

Thưa rằng: “Tôi Kiều Nguyệt Nga,
….
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”.

b. Nguyệt Nga là người chịu ơn. Lục Vân Tiên không chỉ cứu mạng, mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng. Đối với người con gái, điều đó còn quý hơn tính mạng:

Lâm nguy chẳng gặp giải nguy,
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi.

Nàng băn khoăn tìm cách trả ơn chàng, dù hiểu rằng đền đáp bao nhiêu cũng là không đủ:

Gẫm câu báo đức thù công
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng người”.

Bởi thế, nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với chàng trai khảng khái, hào hiệp và sau này dám liều mình quyên sinh để giữ trọn ân nghĩa thủy chung.

=> Nhân vật Kiều Nguyệt Nga đã chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân, những conngười luôn đặt ân nghĩa lên hàng đầu, coi ân nghĩa là gốc rễ của đạo đức.

Tổng hợp