TỔNG HỢP MỘT SỐ ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THƯỜNG GẶP – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

TỔNG HỢP MỘT SỐ ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THƯỜNG GẶP – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

ITIT
Tháng Hai 22, 2023 - 11:16
Tháng tư 15, 2024 - 02:27
 0  109
TỔNG HỢP MỘT SỐ ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THƯỜNG GẶP – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

1. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về Bản Lĩnh.

“Bản lĩnh” – hai từ thật đơn giản nhưng bạn biết không, hàm chứa trong đó là cả một quá trình quyết tâm kiên cường không ngại gian khổ. Giống như một chiếc áo giáp được tôi luyện từ những nguyên liệu bền vững nhất, bản lĩnh giúp ta không còn phải lo sợ trước những cơn gió to hay những ngọn sóng dữ. Vậy bản lĩnh là gì? Bản lĩnh là khả năng giải quyết mọi chuyện một cách bình tĩnh, thông minh và tỉnh táo. Người bản lĩnh là người dám đương đầu với khó khăn gian khổ. Thất bại, tự họ sẽ đứng lên. Cay đắng họ sẽ làm cho mọi thứ ngọt ngào. Họ dám làm những điều lớn lao, kỳ vĩ, xoay trời chuyển đất. Ở những người có bản lĩnh, họ luôn có trái tim đầy lý trí; có lòng quyết tâm cao độ với một lòng can đảm cùng với một nghị lực, ý chí mạnh mẽ. Họ sẵn sàng đương đầu với thử thách. Ở họ, ta luôn tìm thấy cái kiên định nơi đáy mắt và một nụ cười biểu trưng cho sự tự tin. Các cầu thủ U23 Việt Nam làm nên kỳ tích trước các đối thủ lớn về thể hình, mạnh về tốc độ như Uzơ-bê –kit- tan, I-rắc, Quata cũng là nhờ vào bản lĩnh. Người bản lĩnh, họ sẽ được mọi người yêu quý, tin cậy; bản thân họ cũng sẽ hiểu được sứ mệnh của mình là chỗ dựa tinh thần cho người khác. Vì vậy, người bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và dám thành công. Tuy nhiên cũng có những người vừa mới thấy nhấp nhô gợn sóng đã vội vã buông tay chèo, dễ dàng chấp nhận thất bại. Chắc chắn một điều rằng, những kẻ ấy vĩnh viễn không thể tự khẳng định vị trí của mình trong xã hội, mãi mãi chỉ có thể sống dưới cái bóng của kẻ khác. Và bạn ơi, bản lĩnh khởi đầu như thế đấy! Khoan nói đến những thành quả mà bản lĩnh đem lại, chỉ nói riêng đến quá trình rèn luyện thôi cũng đã được xem là một thành tựu rồi. Đến đây, tôi chợt nhớ đến bông bồ công anh mạnh mẽ nương mình theo gió để vươn đến những chân trời cao xa. Ngay cả loài hoa mong manh nhỏ bé còn có thể tự luyện cho mình bản lĩnh, vậy còn bạn? Bạn có chấp nhận kiếp sống còn thua kém cả một loài hoa?

2. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của Ý Chí (Nghị lực)

Muốn vượt qua gian nan thử thách trên đường đời, con người không thể thiếu đi nghị lực. Vậy nghị lực là gì? Đó là là ý chí, là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống. Người giàu nghị lực luôn có sức sống mạnh mẽ, dám đương đầu với mọi thử thách khó khăn, kiên trì vượt qua nghịch cảnh để đi đến thành công. Trong thực tế, ta có thể bắt gặp không ít con người như vậy. Nguyễn Ngọc Ký thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở thành một người thầy đáng kính, Nick Vujick sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu thua số phận, Stephen Hawking bị bại liệt ở tuổi ngoài 20 và được ngợi ca là nhà vật lí học đương đại nổi tiếng nhất… Họ chính là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Vậy nhưng, trong xã hội vẫn có một số người có lối sống ỷ lại, dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, ý chí tiến thủ. Không chỉ tự đưa mình vào ngõ cụt, những người như vậy còn kéo lùi dòng chảy văn minh của nhân loại, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hôi. Thế hệ trẻ hôm nay cần phê phán lối sống này, không ngừng rèn đức luyện, nỗ lực bằng tất cả khả năng để có thể vững vàng tiến về phía trước. Bởi đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, “Tuổi trẻ là tuổi của tương lai. Muốn có tương lai tốt đẹp thì phải chiếm lấy bằng ý chí và nghị lực của chính bản thân”.

3. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200) chữ bàn về tính Trung Thực.

“Trung thực là “chương đầu tiên” trong cuốn sách về sự khôn ngoan” – Thomas Jefferson. Quả đúng như vậy, trung thực là một đức tính quý báu mà bất cứ ai trong cuộc đời cũng đều mong muốn có cho mình. Vậy trung thực là gì? Đó là lối sống ngay thẳng, không bao giờ nói sai sự thật, luôn đứng về lẽ phải, bảo vệ công bằng; trung thực là không dối trá, sống đúng lương tâm mình. Trung thực được thể hiện ở rất nhiều mặt của đời sống. Đó là lúc bạn sai lầm và mạnh dạn nhận lỗi về mình. Trong thi cử chấp nhận điểm kém còn hơn gian lận, quay cóp. Trung thực còn giúp cho chúng ta rất nhiều điều khác trong cuộc sống nữa. Nó giúp ta có được sự tin tưởng, tin yêu của người khác. Trong công việc làm ăn, nếu chúng ta làm ăn trung thực với nhau, không gian dối thì cả hai bên đều có lợi. Nếu mỗi con người là một tấm gương sáng về trung thực thì sẽ tạo nên một xã hội văn minh, công bằng, xã hội ổn định, phát triển. Ta cũng cần phê phán những kẻ gian dối, thiếu trung thực. Những kẻ không trung thực là những kẻ xấu, dễ gây mất niềm tin đối với người xung quanh, khiến ai cũng phải dè chừng. Trong cuộc sống hằng ngày, khi vi phạm lỗi lầm gì thì cố gắng kiếm cớ, nói dối sao cho mình thoát khỏi tội. Đó là những hành vi đê hèn của kẻ không trung thực. Người không trung thực là người không tốt. Vậy nên chúng ta cần đấu tranh loại bỏ thói xấu này ra khỏi xã hội. Tóm lại, trung thực là một đức tính tốt, cao quý rất đáng để cho chúng ta noi theo. Vì thế, ngay từ giờ phút này, hãy chung tay loại bỏ thói dối trá ra khỏi đời sống xã hội, hãy cùng nhau tạo nên một thế giới nơi con người tin tưởng và sống với nhau bình đẳng và bác ái.

4. Viết đoạn văn 200 chữ bàn về: Khát vọng

Để sống một cuộc đời có ý nghĩa, con người không thể thiếu đi những khát vọng chân chính. Vậy khát vọng là gì? Nó đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta? Khác với tham vọng, khát vọng chính là mong muốn hướng tới những điều lớn lao, tốt đẹp với sự thôi thúc mãnh liệt đến từ sâu thẳm trái tim con người. Nó đem đến một mục đích sống cao đẹp, trở thành động lực giúp ta vượt qua khó khăn trên đường đời. Đồng thời, nó cũng nâng ta lên khỏi những cái tầm thường, vươn tới cái cao cả, thuần khiết hơn, trở thành nền tảng quan trọng để có thể kiến tạo nên lợi ích cho gia đình và xã hội. Thử hỏi, cách đây hơn một trăm năm, nếu người thanh niên Nguyễn Tất Thành không vì khát vọng giành lại độc lập cho dân tộc mà đặt chân lên con tàu Đô đốc Đờ Tác – tơ – ri, biết đến bao giờ chúng ta mới được sống trong hòa bình như ngày hôm nay? Và nếu không có những con người dám ước mơ, dám thực hiện như Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, có lẽ thương hiệu ô tô Made in Vietnam 100% sẽ chẳng bao giờ trở thành hiện thực. ..Những người biết khát vọng vươn lên xứng đáng để mỗi chúng ta nêu gương và học tập. Tuy nhiên bên cạnh những con người biết khát vọng và hướng đến những điều tốt đẹp thì trong xã hội vẫn còn đâu đó những con người không biết vươn lên, tự mãn với bản thân. Những người như vậy sẽ làm xã hội đi xuống, họ đáng bị phê phán và lên án. Nói tóm lại, tất cả chúng ta, trong đó có tôi, hãy xây dựng cho mình một khát vọng cao cả và nỗ lực hết sức để biến nó thành hiện thực. Bởi nếu cuộc đời này là bầu trời rộng lớn, khát vọng chính là đôi cánh giúp ta có thể bay xa.

5. Viết bài văn nghị luận 200 chữ bàn về câu nói của M.Faraday: “Mọi thứ rồi sẽ quachỉ còn tình người ở lại “

Bài làm

Khi bé tôi thường hỏi mẹ rằng: “Điều gì sẽ còn lại sau một trận sóng thần hở mẹ?”Mẹ chỉ ôm thật chặt tôi vào lòng mà nói rằng: “Đây chính là câu trả lời”. Lúc đó, tôiđã không hiểu những gì mẹ nói. Nhưng giờ thì tôi đã hiểu. Mẹ ơi, con đã biết. “Mọithứ rồi sẽ đi qua chỉ còn tình người ở lại”.

Tình người là tình cảm giữa người với người, biết cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn, hoạn nạn. Câu nói khẳng định không có gì là mãi mãi, chỉ có tình người là còn tồn tại cho đến khi ta nhắm mắt xuôi tay.

Trong cuộc sống, ta thấy rất nhiều những người sẵn sàng dang rộng vòng tay để giúp đỡ mọi người, bởi vì họ dễ xúc động, hay vì họ đã từng trải qua trường hợp đó và không muốn người khác giống hoàn cảnh của mình. Tình người đã tồn tại trong mỗi người từ lúc được sinh ra. Sau tiền tài, vật chất không gì ấm áp hơn bằng một cái bắt tay, một nụ cười, một cái ôm, một lời động viên chân thành vì những gì hôm nay chưa chắc ngày mai ta còn đó. Tình người đã giúp cho mọi người gần nhau hơn.

Nhưng bên cạnh đó, còn những người vô tâm, vô cảm. Họ chỉ biết lo cho bản thân, không quan tâm đến cuộc sống xung quanh. Thay vì giúp đỡ họ chỉ biết đứng nhìn, hay lấy trong túi ra một chiếc điện thoại để chụp lại và đăng lên mạng xã hội bày tỏ niềm thương xót. Và căn bệnh đó thật sự ghê gớm, nhất là ở giới trẻ. Nói thương nhưng không có hành động cụ thể, thì tình người đang mất dần đi. Chẳng những thế có những người lợi dụng lòng tốt của người khác để thực hiện những hành vi không tốt. Do vậy, tình người đang bị xấu đi từng ngày.

Nếu có một ngày nào đó, cả thế giới lắng nghe tôi nói thì tôi sẽ nói rằng: “Đừng sống vì bản thân, mà hãy biết yêu thương dù khác màu da, khác dân tộc. Hãy quan tâm nhau vì chúng ta là đồng loại. Xin đừng lợi dụng tình thương vì mục đích riêng. Tôi muốn thấy một người bị nạn được đưa vào bệnh viện kịp thời, chứ không phải đứng ở ngoài sợ liên lụy bản thân và nhìn người ta chết dần”.

Đâu đó trên thế giới này, còn có những người đang âm thầm giúp đỡ mọi người mà không cần báo đáp. Chúng ta những thế hệ trẻ hãy noi gương theo họ. Con của anh chị đang nhìn anh chị mà lớn khôn, đừng để thế hệ sau là những thế hệ “vô cảm”.

Tiền tài, vật chất chúng ta làm ra đến khi nằm xuống ta đem theo được gì? Hay để lại cho thế hệ sau sự tranh chấp, giành giựt. Khi chúng ta giúp người khác, chúng ta sẽ mang theo những ký ức đẹp đó đến suốt cuộc đời, và những người được ta giúp sẽ vô cùng biết ơn ta. Vì vậy, câu nói của M.Faraday rất đúng: “Mọi thứ rồi sẽ qua chỉ còn tình người ở lại”.

6. Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 từ: Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sốngtheo điều ta có thể

Bài làm

Con người sinh ra ai cũng có ước mơ, khát khao của riêng mình, tuy nhiên không phảibất cứ ai cũng chạm được đến cái đích của riêng mình. Câu ngạn ngữ “Đừng sốngtheo điều ta ước muốn. Hãy sống theo điều ta có thể” là một câu châm ngôn sống đầykinh nghiệm để giúp con người lựa chọn cách sống của cá nhân. “Điều ta ước muốn”là những khát vọng, đam mê, ước mơ của bản thân mà con người luôn nỗ lực để đạtđược, còn “điều ta có thể” là những việc trong khả năng mà con người có thể làmđược. Có lẽ, chúng ta ai cũng ấp ủ với những giấc mơ của riêng mình, với những đam mê và khát vọng đã dần trở thành mục đích sống của chúng ta. Thế nhưng, đôi khichính những khát vọng ấy lại đối lập với “điều ta có thể”. Có những ước mơ dườngnhư xa vời mà chúng ta không thể chạm tới được, khiến ta trở nên hụt hẫng, tuyệtvọng, mất niềm tin vào bản thân. Đam mê và sự nỗ lực là hai yếu tố không thể thiếutrên hành trình đi tìm ước mơ của mỗi người, nhưng chỉ có vậy thì chưa bao giờ là đủ.Hãy giả sử, nếu chúng ta mơ ước trở thành một ca sĩ nổi tiếng, vậy mà giọng hát củachúng ta không được hay, không được thiện cảm thì chúng ta liệu có thể làm đượckhông? Trong khi đó, khi làm những việc phù hợp với khả năng, chúng ta sẽ có cơ hộiphát huy thế mạnh của bản thân và cống hiến nhiều hơn cho xã hội. Vậy nên câu nóilà bài học nhắn nhủ con người cần phải có những ước mơ phù hợp với khả năng củabản thân. Tuy nhiên, nếu cứ mãi ở trong vùng giới hạn của bản thân, liệu cuộc sốngcủa chúng ta có còn ý nghĩa? Liệu chúng ta có thể hiểu được bản thân nếu không cósự trải nghiệm và thử thách hay không? Dù biết rằng đôi khi ước mơ chỉ là những hoàibão xa vời, nhưng nó vẫn là động lực thúc đẩy chúng ta, để ta có niềm tin vào chínhmình và vững bước trên con đường đời đầy chông gai này. Hơn nữa, chính những giấcmơ ấy là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, để con người không ngừng nỗ lựcnghiên cứu, học hỏi và sáng tạo để nâng cao chất lượng cuộc sống. Chúng ta có thểthấy trong cuộc sống không thiếu những tấm gương đã vượt qua được những điềukhông thể của bản thân, để chạm tới ước mơ dường như quá xa xôi và khó khăn vớihọ. Beethoven – nhà soạn nhạc thiên tài người Đức – người đã không may mắn mất đikhả năng thính giác của mình, vậy mà nhờ có niềm đam mê mãnh liệt với âm nhạc,ông đã vượt qua giới hạn của bản thân để trở thành biểu tượng của nền âm nhạc cổđiển mà không ai trong chúng ta không biết tới. Nếu luôn hài lòng và thỏa mãn vớibản thân, thì trên thế giới sẽ không có những tác phẩm kiệt xuất, không có nhữngthành tựu tiến bộ để thế giới phát triển như lúc này. Và việc trải nghiệm, thử thách bảnthân để thực hiện đam mê cũng là cơ hội đặc biệt để giúp chúng ta khám phá conngười thật của mình. Cuộc sống là một bức tranh được tạo nên bởi những mảnh ghépđa sắc màu, có lẽ một vài mảnh ghép ta chỉ có thể ngắm nhìn, nhưng cái cứ để nó songsong tồn tại với những điều có thể của ta để cuộc sống của ta đa dạng hơn. Và đừngngại với những ước mơ xa vời mà hãy luôn nỗ lực phấn đấu với con đường mà chínhmình đã lựa chọn, bởi không ai có quyền đánh thuế giấc mơ của chúng ta, và biết đâumột ngày nào đó, chúng ta lại có thể thực hiện được nó, như biết bao người đã từngthành công trên chặng đường đi tìm giấc mơ đầy thú vị này.

7. Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 từ: “Có những người không dám bước đi vì sợgãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước thì khác nào chân đã gãy”

Bài làm:

Có thể nói, dám hành động, dám chấp nhận thất bại là yếu tố vô cùng quan trọng để đạtđược những thành công trong cuộc sống. Turgot – một nhà kinh tế học người Pháptừng nói:“Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân màkhông dám bước thì khác nào chân đã gãy rồi”. Đó là một câu danh ngôn vô cùngđúng đắn và đầy cảm hứng nhưng trước hết, để có thể bàn luận cụ thể hơn về câu nóitrên, chúng ta cần hiểu “dám bước đi” và “sợ gãy chân” là gì? Theo nghĩa đen, “bướcđi” là một hình thức vận động của con người được thực hiện chủ yếu bởi các hệcơ, xương ở “chân”, còn “gẫy chân” là một hậu quả có thể xảy ra, gây tổn thương chongười thực hiện hành động “đi”. Sâu xa hơn, về mặt nghĩa bóng, “bước đi” được hiểu làhành động làm một điều gì đó, còn “gãy chân” là những thất bại mà ta có thể gặp phảitrong quá trình thực hiện mục tiêu của mình. Như vậy, toàn bộ câu nói ấy có nghĩa lànếu như ta không dám làm, không dám hành động vì sợ thất bại thì bản thân chúng tamặc định đã trở thành một kẻ thất bại rồi. Vì bất kỳ một thành quả nào đạt được trênthế gian này đều cần phải trải qua ba giai đoạn: suy nghĩ, hành động và kết quả. Nếuchỉ dám ngồi một chỗ đắn đo suy nghĩ, chần chừ mà không dám bắt tay vào làm thì sẽchẳng bao giờ có thể đạt được kết quả. Biểu hiện của những người không dám hànhđộng và sợ đương đầu thử thách rất dễ nhận thấy. Họ thường là những người chỉ dámlên kế hoạch rồi để đó và trì hoãn, luôn kể về những điều mình muốn làm nhưng chẳngbao giờ thực hiện. Hoặc thậm chí, có nhiều người còn không có một mục tiêu cụ thểnào, phó mặc đời mình cho cuộc sống mặc sức đưa đẩy, luôn tránh làm những điềulớn, tránh đi những “con đường” ít người đi và luôn suy nghĩ tiêu cực về thất bại. Mộtminh chứng rõ nét cho hành động đó là câu chuyện khởi nghiệp của Bill Gate và bạncủa ông. Bill Gate không phải người đầu tiên và duy nhất nghĩ ra phần mềm máy tínhvà khát khao phát triển nó một cách rộng rãi, mà một người bạn học của ông cũng cócùng mong muốn ấy. Nhưng nếu như người bạn kia vẫn đang lo sợ, tính toán về nhữngthiệt hại rủi ro mà mình có thể gặp phải, thì Bill Gate – cậu sinh viên trẻ khi ấy, đã hoànthiện sản phẩm, hàng ngày đem “đứa con tinh thần” của mình đến gõ cửa từng vănphòng công ty về máy tính thời đó để thuyết phục họ hợp tác. Sau bao lời từ chối vànhững nỗ lực, ông đã nhanh chóng thành công, thành lập một doanh nghiệp lớn mạnhvà mời người bạn khi xưa về làm nhân viên cho công ty mình. Như vậy, việc khôngdám hành động, sợ khó khăn sẽ khiến cuộc sống chúng ta trở nên ì chệ, cuộc đời ta trởnên vô nghĩa, sẽ luôn cảm thấy cuộc sống thật tối tăm, nhàm chán,… Nếu hiện tại chúngta không chịu nhấc chân lên mà đi thì tương lai sẽ còn khó khăn, còn phải vất vả gấpbội phần, “nếu ta không tự xây ước mơ của mình thì sẽ có người thuê chúng ta xây ướcmơ cho họ”. Một xã hội có quá nhiều những con người như vậy thì xã hội ấy sẽ trở nênchậm tiến về mọi lĩnh vực, ngập trong những dự thảo, dự kiến, ý tưởng nhưng chẳngbao giờ thành hiện thực. Mặc dù vậy, bên cạnh đó, cũng có rất nhiều người không chỉ cómột mục tiêu rõ ràng mà còn luôn dám thực hiện điều đó hàng ngày, hàng giờ, luôn tìmtòi và chăm chỉ mài giũa, luyện tập. Không chỉ vậy họ còn luôn suy nghĩ tích cực vềkhó khăn, coi thử thách là cách để học hỏi, để tôi luyện và làm đầy “kho” kinh nghiệmcủa bản thân, từng ngày đạt được rất nhiều những mục tiêu và đóng góp cho xãhội. Tuy vậy, chấp nhận thất bại không có nghĩa là chúng ta sẽ vẫn lặp đi lặp lại sai lầmấy mà cần phải rút ra cho mình những bài học để sau những vấp ngã ấy, ta sẽ biết cáchbước đi vững vàng hơn. Như vậy, mỗi người chúng ta cần nhận thức được tầm quantrọng của hành động và có một cái nhìn tích cực trước thất bại. Đồng thời nhanhchóng bắt tay vào thực hiện những dự định, mục tiêu đã đặt ra. Cuộc đời này rộng lớn,bao la, có biết bao nhiêu điều cần học hỏi, trải nghiệm, nhưng cũng ngắn ngủi, vôthường, thời gian sẽ trôi qua rất nhanh và đã qua đi rồi sẽ không lấy lại được. Vì vậyđừng sợ sai, đừng tự giới hạn bản thân vào một cuộc sống nhỏ bé, tầm thường, hãy vươnrộng mình ra, đón nhận lấy những điều tuyệt vời trong cuộc sống này để khi nhắm mắtbuông tay, nhìn lại không còn gì hối tiếc. Thất bại cũng giống như việc ăn một trái ớt, dù cay nóng nhưng lại đem đến cho ta trải nghiệm hấp dẫn mà không có bất kỳhương vị ngọt ngào nào có được.

8. Viết đoạn văn Nghị luận xã hội 200 từ trình bày suy nghĩ về ý kiến: Nơi nào có ýchí nơi đó có con đường

Bài làm

Cuộc sống đâu phải thảm nhung trải sẵn cho chúng ta qua. Ẩn chứa trong nó là vô vànnhững khó khăn thử thách ngăn cản bước đi buộc chúng ta phải tự vượt qua bằngchính sự nỗ lực, ý chí của mình. Đề cao giá trị vai trò của ‘ý chí’ trong cuộc đời, sựthành công của mỗi người, Pauline Kael từng nói ”Nơi nào có ý chí. Nơi đó có conđường”. Vậy chúng ta hiểu câu nói trên như thế nào? ‘Ý chí’ là khả năng mỗi người tựxác định được mục tiêu và nỗ lực vươn lên khắc phục mọi khó khăn để đạt được mụctiêu ấy. ‘Con đường’ ở đây được hiểu theo hai nghĩa là đường đi, hướng đi hay chínhlà sự thành công. Qua đó, P.Kael như đang muốn nhắn gửi rằng: mỗi chúng ta nếu cóý chí sẽ có sự vươn lên, tiến về phía trước, tìm ra và đạt được thành công nhất địnhcho bản thân mình. Chúng ta cần phải có ý chí bởi cuộc đời là cái hoàn cảnh mà conngười buộc phải lựa chọn: Hoặc là quy phục hoặc là vượt qua. Nó luôn đầy rẫy nhữngchông gai, biến cố nên ‘ý chí’ là yếu tố cần thiết thiết để con người duy trì ước mơ,khát khao, để biến tiêu cực thành tích cực. Người có ý chí là người không ngại thấtbại, không chùn bước trước những trở ngại, dùng mọi nỗ lực để khắc phục khó khăn,kiên trì theo đuổi mục đích..Trên thế giới có rất nhiều những tấm gương mang tên ‘ýchí’ đáng để chúng ta học hỏi: Đó là Jessica Fox- sinh ra tại Mĩ, người phi công đầutiên trên thế giới chỉ dùng chân lái máy bay. Sinh ra đã không có tay, nhưng chính sựthiếu may mắn ấy đã tạo cho cô ý chí, động lực để tiến lên đạt được khát khao củamình. Hay Hellen Keller, 20tuổi bị bệnh hoá mù, điếc. Nhưng nhờ có ý chí vượt lên sốphận, bà vẫn học rộng hiểu sâu. Viết được 7 quyển sách, đi diễn thuyết khắp châu Âu,châu Mỹ và được cả thế giới biết đến. Đó là minh chứng cho ý chí, tinh thần vươn lênchiến thắng số phận để tìm ra “con đường”. Có ý chí sẽ tạo nên sức mạnh tuyệt đốigiúp chúng ta đạp phẳng, san bằng mọi khó khăn để tìm ra hướng đi, tìm ra ánh sángcủa sự thành công. Con người có ý chí sẽ thể hiện được bản lĩnh, khẳng định được giátrị của bản thân. Song, bên cạnh đó vẫn tồn tại một số ít những người luôn tiêu cực,không có ý chí tiến lên, chỉ biết đầu hàng chấp nhận số phận. Đó là những người đángbị phê phán. Tuy nhiên, ý chí phải được tạo nên từ sự xác định đúng đắn mục tiêu, sựquyết tâm chứ không phải “ý chí” mù quáng, tham lam. Biết vươn lên, vượt qua hoàncảnh là tốt nhưng phải biết điểm dừng, không nên làm những gì quá khả năng, sức lựccủa mình nếu không chúng ta chẳng những không thành công mà sẽ nhận thất bại.Nhận thức về vai trò quan trọng, cần thiết của ý chí trong sự thành công chưa đủ, mỗichúng ta cần phải có những kếhoạch, hành động để thực hiện; cần có những sự ‘dám’:dám đương đầu, dám vượt qua, dám đi lên; để cùng ‘ý chí’ biến mục tiêu thành hiệnthực. Để rồi cũng giống như ngọn hải đăng soi sáng cho con thuyền vượt qua nhữngtrở ngại trên biển; ý chí sẽ soi sáng, dẫn lối giúp con người vượt qua mọi biến cố,chông gai,thử thách trên con đường đi tìm thành công của cuộc đời.

9. Viết đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ: Sức mạnh niềm tin

Bài làm

Khi còn nhỏ, tôi vẫn thường tin phép thần kì trong truyện cổ tích giúp con người vượt qua khó khăn, có được những gì mình ao ước. Đến bây giờ, dù đã lớn, bản thân vẫn luôn tin tưởng như vậy, chỉ khác ở chỗ điều kì diệu chẳng ở đâu xa, mà ở ngay trong cuộc sống này, đó là sức mạnh niềm tin. Nếu nói sức mạnh là nguồn năng lượng đểchúng ta chinh phục mục tiêu. Niềm tin cũng đơn giản là cảm giác tin tưởng của con người vào điều gì đó. Thì chung quy lại, sức mạnh niềm tin là năng lượng vào sự tin tưởng đạt được mong ước của chúng ta. Cuộc sống mà,chẳng phải khi nào mọi việc cũng suôn sẻ, vì vậy con người phải duy trì niềm tin để ko nản lòng, tiến đến thànhcông. Sức mạnh niềm tin được thể hiện ở sự lạc quan, hướng đến tương lai, đặc biệt ta không coi khó khăn là vật cản mà coi đó là động lực giúp bản thân nghị lực trong mọi sân chơi. Câu chuyện về Thái Bảo Trâm là ngọn đèn lấp lánh trong căn phòng trần ngập ánh sáng của niềm tin. The Voice 2015, đó là cô gái 19 tuổi với thân hình to béo, giọng hát còn khiếm khuyết. Đam mê với âm nhạc có lúc lu mờ, lùi lại với với bóng tối, nhưng không, Bảo Trâm ko bỏ cuộc như thế. Sức mạnh niềm tin đưa cô vươn lên, ở bên trở che suốt thời gian dài quyết tâm. The Voice 2017, cô trở lại khi đã giảm 20cân, giọng hát bay bỏng, chạm đến trái tim mọi người, Trâm đi từng bước chân tự tin trên sân khấu với sự cảm phục của khán giả và giám khảo, tất cả ánh nhìn đổ dồn về con người ấy. Vậy mới nói niềm tin là động lực mạnh mẽ đưa con người bước qua khó khăn và đến đỉnh vinh quang. Dù vậy, niềm tin cần thực tế vs khả năng bản thân, vì có khi chúng ta cũng thất bại bởi niềm tin mù quáng của mình. Bản thân mỗi người cần có niềm tin, bắt đầu từ việc xây dựng ước mơ, tin tưởng bản thân mình sẽ làm được. Có những điều chúng ta hằng khát khao, có trở ngại bản thân ko muốn đối đầu, hãy nhớ đến điều kỳ diệu mang tên sức mạnh niềm tin, đó là đôi cánh thượng đế ban tặng cho người xứng đáng, nâng chúng ta bay đến chân trời của những ước mơ, bỏ lại phía sau mọi khó khăn.

10. Trong bức thư gửi hiệu trưởng nơi con trai mình theo học, Tổng thống Abraha Linhcon viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ”. Anh/chị có suy nghĩ gì về lời nhắn gửi đó? Hãy trình bày quan điểm bản thân bằng đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ)

Bài làm:

Mỗi chúng ta không phải đều được tạo nên từ những phần tươi đẹp, có những góc tối u ám mà mỗi người luôn cố gắng khắc phục. Và có lẽ, hai chữ “đố kỵ” là điều mà không ai mong muốn nhưng nó lại luôn hiện hữu mạnh mẽ trong ta. Trong bức thưcủa Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học, ông đã viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ”. Dù bức thư đã được viết hơn 200 năm trước nhưng dường như lời nhắn gửi của ông vẫn còn vẹn nguyên giá trị. “Đố kỵ” là một thói xấu phổ biến trong xã hội. Đó là cảm giác ghen ghét, hậm hực, uất ức trước sự thành công, trước sự uy việt hoặc trước uy tín của người khác.Nhà văn Tạ Duy Anh đã nói “thói ghen tị là một thuộc tính của con người – luôn luôn ẩn náu trong chúng ta và luôn luôn chờ thời cơ để nhảy bổ vào chi phối những suy nghĩ, ứng xử, hành động của ta…cái con rắn ghen tức, đố kị sẽ tìm cách khuất phục lý trí để ngóc đầu dậy tác oai tác quái”. Như vậy, tổng thống Lincoln không chỉ muốn nhắn gửi đến sự giáo dục – hãy dạy trẻ em tránh xa góc tối đố kỵ đó mà còn hướngđến tất cả mọi người, chúng ta cần chung tay để loại bỏ nó.Sự đố kỵ bắt nguồn từ đâu?Nó sẽ xuất hiện khi ta thấy xấu hổ bởi không thành công hay có được điều gì đó như những người khác. Nó cũng len lỏi khi ta muốn sở hữu thành công, danhvọng,…nhưng lại không chịu cố gắng, không học tập. Đã biết bao câu chuyện về sự đố kỵ. Trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”, hai cô chị vì ghen ghét, đố kỵ với em lấy được Sọ Dừa – khi chàng đã trở nên khôi ngô mà hãm hại chính em gái ruột của mình.Nhưng rồi chính họ lại phải gánh chịu hậu quả. Hay như sự việc, một loạt những “anh hùng bàn phím” đã ra sức để chỉ trích, bôi nhọ MC Phan Anh khi anh có được sự tincậy của đông đảo người dân để đóng góp vào quỹ từ thiện của mình. Đố kỵ gây ra vô vàn những hậu quả. Đối với cá nhân, nó làm thui chột những tình cảm tốt đẹp, nhiều mối quan hệ thiêng liêng, làm cho con người trở nên nhạt nhẽo, tầm thường, thậm chí độc ác, ích kỉ. Đối với xã hội, nó kìm hãm tài năng, cản trở phát triển hay kéo lùi sự phát triển của lịch sử. Trong quá trình học tập và rèn luyện để hoàn thiện nhân cáchcủa mình, chúng ta phải dũng cảm, phải kiên quyết loại bỏ thói ghen tị “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim” (Ét-môn-đô A-mi-xi). Thay vì ghen ghét, hãy coi thành công của người khác là tấm gương để chúng ta học tập, noi theo, phấn đấu. Cuộc sống sẽ rạng rỡ, tươi đẹp hơn nếu không còn sự hiện hữu của “đố kỵ”.

Để biết thêm thông tin chi tiết về trường THCS Đào Duy Từ quý vị phụ huynh liên hệ theo số điện thoạivăn phòng THCS Đào Duy Từ: (024)35545231

Thông tin tuyển sinh xem tại:Tuyển sinh

Link đăng kí tuyển sinh Online:ĐĂNG KÍ TUYỂN SINH

Thông tin giới thiệu về nhà trường xem tại:THCS ĐÀO DUY TỪ