Trò chuyện cùng chuyên gia: GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO CON (số 1) – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

Trò chuyện cùng chuyên gia: GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO CON (số 1) – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

ITIT
Tháng bảy 27, 2019 - 22:00
Tháng tư 16, 2024 - 10:41
 0  48
Trò chuyện cùng chuyên gia: GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO CON (số 1) – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

Giáo dục giới tính là một chủ đề gần đây bắt đầu được quan tâm nhiều hơn ở Việt Nam nhưng vẫn còn bị xem là một chủ đề nhạy cảm và ít được đề cập rộng rãi. Việc thiếu kiến thức và kỹ năng về giới tính cũng như tự bảo vệ bản thân khỏi xâm hại tình dục trong giới trẻ hiện nay đã đẩy vị trí xếp hạng của Việt Nam lên số 1 Đông Nam Á và số 5 Thế giới về tỷ lệ nạo phá thai. Đáng báo động hơn nữa là tỷ lệ này tập trung cao ở độ tuổi 15 đến 24.

Nhận thấy tính bức thiết của vấn đề, chuyên gia giáo dục đến từ trường Đại học Sư phạm –TS Vũ Thu Hươngvà Chuyên viên Bộ giáo dục Đào tạo –TS Vũ Mai Hạnhđã có buổi trao đổi dưới dạng câu hỏi. Xin được chia sẻ cùng các quý vị phụ huynh để chúng ta có thêm những góc nhìn đúng đắn về Giáo dục Giới tính và chung tay hành động vì tương lai con em chúng ta.

  1. Khi nào nên Giáo dục giới tính (GDGT) cho con?

Không bao giờ là muộn và không bao giờ là sớm: từ khi là bào thai trong bụng mẹ tới khi tuổi trưởng thành. Có nhiều ý kiến cho rằng: việc giáo dục giới tính với giáo dục tình dục nên trì hoãn, chờ con lớn mới bàn đến. Nhưng giáo dục giới tính là giáo dục nhân cách cho trẻ nên cần thực hiện càng sớm càng tốt.

– Khi GDGT, cần luôn có suy nghĩ, hành động đúng với giới tính của con.

– Không phải những người hư/ không thông minh mới mắc các vấn đề.

  1. GDGT gồm những gì?

– Có rất nhiều điều cần làm khi giáo dục giới tính cho con trẻ, hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất: từ khi con còn nhỏ, hãy tắm cùng con và dạy con nhận biết một số bộ phận trên cơ thể và chức năng của chúng… rồi tăng dần mức độ chi tiết trong giáo dục giới tính khi con lớn hơn.

– Cha mẹ cần dạy con các nội dung về: Vệ sinh thân thể; bảo vệ mình trước tác động tự nhiên, xã hội; cách tôn trọng bản thân mình và tôn trọng bạn tình.

– Trẻ có những hành động như viết thư tình cho bạn trai, vệ sinh vùng kín sai cách, mời gọi bạn trai… không phải do trẻ hư mà chỉ là trẻ không hiểu được, không ý thức được việc làm là sai.

Người GDGT tốt nhất là bố mẹ. Đó là những người gần gũi với con nhất

  1. Vì sao đã GDGT rồi mà con vẫn làm những hành vi không phù hợp?

– Cha mẹ không quan tâm, chỉ nghĩ đến chuyện cho con đi học (chỉ học các môn văn hóa như Toán, Văn, Anh…) mà không cho trẻ tham gia bất kì các hoạt động văn hóa – thể thao nào.

– Cha mẹ không làm bạn, quan tâm con được

– Có quá ít hoạt động vui chơi, chỉ có mạng xã hội

+ Biện pháp: cho trẻ chơi nhiều, hoạt động nhiều với các môn thể thao lành mạnh (chạy bộ, bơi lội, patin…) để trẻ quên các thứ “linh tinh” đi

+ Không chỉ dạy các kĩ thuật giáo dục giới tính mà còn dạy đạo đức

– Không nên phản đối việc con có bạn trai/ bạn gái vì khi bị cấm, các con sẽ không bao giờ kể chuyện của mình cho bạn nghe

– Các vị phụ huynh cũng cần chú ý hành vi của chính mình

  1. GDGT cho con như thế nào?

Tùy theo độ tuổi của con.

  1. Làm như thế nào để tiếp cận với con để giáo dục giới tính (nói đến thì con ngại, né tránh, ngây thơ…)

Cần tiếp cận một cách tự nhiên, hợp lý: Với mỗi độ tuổi GD khác nhau thì cần cách thức, nội dung khác nhau. Bố với con trai, mẹ với con gái. Với độ tuổi mầm non, hãy tắm cho con, giới thiệu cho con các bộ phận cơ thể, các chức năng của nó. Hết mầm non, không tắm cho con nữa, luôn bỏ giấy vệ sinh cho con vào trong cặp: dùng để thấm sau khi đi vệ sinh xong. Vì nhà trường có thể không có giấy nên cần chủ động thực, khi con tương tư cha mẹ kể về kinh nghiệm yêu đương hồi trước của mình…

Lưu ý:

  • Khi GDGT, cần chỉ ra đó là “hành vi xấu”, chứ không phải là “con sai”
  • Phụ huynh không nên ủy thác tất cả ở trường
  • Những điều sai trái mà trẻ làm không phải do trẻ hư mà là do chúng chưa trưởng thành về mặt tâm lý, trí tuệ
  1. Làm như thế nào để ngăn chặn hiểm họa từ internet?

Cần phải giáo dục con có hiểu biết, có đạo đức để con biết được những điều được làm/ không được làm. Cung cấp cho con:

+ Những điều luật cần thiết, giáo dục con trước khi làm các hành động nào đó cần cân nhắc tới các điều luật

+ Cung cấp cho trẻ những hậu quả của việc quan hệ tình dục sớm, có thai ngoài ý muốn

+ Cởi mở với con về các vấn đề về giới tính

+ Tạo ra các hoạt động lành mạnh và bổ ích cho con

+ Xem các video về GDGT

+ Tặng con các cuốn sách về GDGT. Ví dụ “100% tôi”

  1. Làm như thế nào để con biết yêu bản thân?

Ví dụ:

– Con có thể cho bạn chiếc điện thoai 5 triệu này không? (Đưa điện thoại)

– Con có thể cho bạn cơ thể của con không?

Chỉ khi con có thể cho bạn tất cả những gì con có thì mới nên suy nghĩ tới việc QHTD sớm

– Cơ thể của con rất đáng quý

– Nếu QHTD sớm, sẽ có các nguy cơ về sức khỏe

  1. Con của tôi bị hẹp bao quy đầu. Con thường hay tự vạch ra. Liệu điều đó có vấn đề gì không?

– Hẹp bao quy đầu thì nên làm tiểu phẫu.

  1. Làm như nào để dạy con về các vùng an toàn
  • Nguyên tắc bàn tay
  • Trong bàn tay (con)
  • Trung tâm bàn tay, ở giữa (bố mẹ) là những người có thể ôm/ hôn con
  • Vòng ngoài (cô chú, anh chị em ruột), họ được phép nắm tay con
  • Ngoài nữa (cô chú khách đến nhà – người quen): được phép bắt tay
  • Ngoài cùng (những người lạ, không quen biết): xua tay; không được động bất kì cái gì vào cơ thể của mình
  • Nguyên tắc đồ lót

“Khu vực đồ lót là tuyệt đối không được ai động vào”

– Dạy con Tự bảo vệ mình

– Là chỗ dựa cho con, tạo cho con cảm giác an toàn, chứ không nên để mặc con, để con đi tìm cảm giác an toàn từ phía người khác. Bởi vì, trẻ thiếu thốn tình cảm thường yêu sớm, thứ bảo vệ tốt nhất cho con là tình cảm của bố mẹ

  1. Con gái tôi hỏi vì sao cần phải ngủ khác giường với anh em trai?

Khi ngủ/ khi sử dụng chất kích thích, không kiểm soát được thân thể/ hành vi của mình. Vì vậy cần ngủ riêng đê bảo vệ cơ thể.

(Còn tiếp)