5 MẤU CHỐT QUAN TRỌNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP SỚM CHO CON – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

5 MẤU CHỐT QUAN TRỌNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP SỚM CHO CON – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

ITIT
Tháng 9 20, 2017 - 22:26
Tháng tư 14, 2024 - 19:45
 0  20
5 MẤU CHỐT QUAN TRỌNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP SỚM CHO CON – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

Định hướng nghề nghiệp cốt lõi là một quá trình khám phá bản thân, không chỉ của mỗi bạn trẻ mà còn của cả cha mẹ.

Thời điểm bắt đầu lựa chọn nghề nghiệp tương lai là thời điểm rất quan trọng đối với con cái của chúng ta. Thực tế tại các nước phát triển, việc định hướng nghề nghiệp được thực hiện ngay từ 10 tuổi bởi độ tuổi này tính cách của con đã dần hình thành.

Tại Việt Nam, nhiều bậc phụ huynh cũng cảm thấy khó khăn và trăn trở trong việc tìm cách định hướng nghề nghiệp cho con.

Theo ông Melvin Chia – Chuyên gia Singapore, người đã có hơn 10 năm nghiên cứu và trực tiếp huấn luyện về Đào tạo Hướng nghiệp sớm dành cho Thanh Thiếu Niên Singapore, Top 10 Giảng viên xuất sắc hàng đầu Châu Á chương trình Student Leadership Challenge chia sẻ, phụ huynh nên chú ý đến những điểm mấu chốt sau trong quá trình định hướng nghề nghiệp cho con:

1. Hãy bắt đầu định hướng nghề nghiệp cho con từ sớm.

Theo ông Melvin, việc định hướng nghề nghiệp cho các con nên bắt đầu ngay từ năm 10 tuổi. Đây là lứa tuổi con bắt đầu hình thành tính cách rõ rêt, và là thời điểm vàng để khám phá, tìm hiểu bản thân để từ đó có định hướng phù hợp.

2. Hãy tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia hướng nghiệp uy tín.

Khi định hướng nghề nghiệp sớm cho con, hãy bắt đầu những bước đầu tiên với các chuyên gia uy tín nhất.

Bằng kinh nghiệm và kiến thức của mình, các chuyên gia hướng nghiệp sẽ giúp con phân tích và thấu hiểu về Giá trị, Đam mê, Tính cách cũng như Kỹ năng của bản thân. Từ đó, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên định hướng đúng đắn để các con lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất với bản thân, cùng lúc đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội.

3.Cha mẹ nên đóng vai trò là người tư vấn và đồng hành. Không áp đặt!

Các bậc phụ huynh đôi khi có xu hướng áp đặt sở thích, tham vọng của mình vào việc định hướng cho các con. Tuy nhiên, điều này sẽ cản trở sự phát triển tự nhiên cũng như việc hình thành ý thức tự chịu trách nhiệm của các bạn trẻ.

Thay vì đó, cha mẹ nên đóng vai trò người tư vấn và đồng hành, giúp con tự khám phá và tìm hiểu bản thân, tự đưa ra lựa chọn có trách nhiệm và xây dựng kế hoạch chiến lược hướng tới mục tiêu nghề nghiệp. Ông Melvin nhấn mạnh, trong quá trình định hướng nghề nghiệp sớm, trẻ cần nhận được sự khích lệ và hướng dẫn thường xuyên từ cha mẹ; nhưng lựa chọn cuối cùng phải xuất phát từ các bạn trẻ, thay vì từ phía cha mẹ.

4. Tìm hiểu khả năng học tập của con.

Cha mẹ nên hiểu được khả năng học tập, thực hành và các thành quả con đạt được, từ đó nhận ra và tập trung phát triển các thế mạnh của con, các tài năng bẩm sinh cũng như những đam mê và sở thích từ sớm.

Ông Melvin gợi ý phụ huynh nên cùng con xây dựng một bức tranh toàn cảnh về bản thân: đam mê, giá trị, kỹ năng và tính cách; từ đó kết nối với các lựa chọn nghề nghiệp khả thi. Sau khi tìm được sự kết nối phù hợp, cha mẹ hãy bổ sung cho con các khoá học kỹ năng cần thiết hay những chủ đề, kiến thức cần nghiên cứu để xây dựng hành trình phát triển sự nghiệp tương lai.

5. Hãy giúp con tích luỹkinh nghiệm làm việc thực tế.

Kinh nghiệm làm việc luôn được đánh giá là nhân tố thực tiễn nhất giúp các bạn trẻ có cái nhìn sâu hơn về lĩnh vực mà mình quan tâm.

Đừng chỉ giới hạn thời gian của con tại trường học. Theo Ông Melvin, ngay từ lứa tuổi cấp 2 – cấp 3, phụ huynh có thể đồng hành và giúp con sử dụng các ngày cuối tuần, ngày nghỉ để tích luỹ kinh nghiệm, thử nghiệm các ngành nghề khác nhau thông qua phụ giúp các công việc đơn giản, học việc hay thực tập.

Một số điểm nổi bật khác cha mẹ cần đặc biệt quan tâm và chú ý:

Cố gắng giữ tư duy cởi mở về sở thích và khả năng của con. Hãy có góc nhìn bao quát khi bắt đầu nghiên cứu về nghề nghiệp cho con: thu nhập, các dự đoán tương lai về thị trường, kinh nghiệm làm việc cần có, các kỹ năng còn thiếu hụt hay các đường hướng sự nghiệp khác nhau…

Cùng con tham gia các hội thảo về định hướng nghề nghiệp, hội chợ việc làm, chia sẻ với con về công việc của bố mẹ để con dễ hình dung môi trường làm việc tương lai…

Xây dựng kế hoạch nghề nghiệp: dành thời gian cùng con khám phá các lựa chọn, tìm hiểu các ngành nghề khác nhau cũng như hiểu biết về yêu cầu của ngành nghề đó.