CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÁC CẤP HỌC THAY ĐỔI THẦY CÔ CẦN BIẾT – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÁC CẤP HỌC THAY ĐỔI THẦY CÔ CẦN BIẾT – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

ITIT
Tháng 11 25, 2019 - 23:02
Tháng tư 17, 2024 - 10:14
 0  23
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÁC CẤP HỌC THAY ĐỔI THẦY CÔ CẦN BIẾT – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

Giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự chọn các mô đun bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, là một trong những nội dung mới của chương trình này.

Ngày 1/11/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT về ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

Theo đó, Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cấp I, II, III được gộp lại để điều chỉnh tại Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT thay vì quy định riêng lẻ tại cácThông tư 30/2011/TT-BGDĐT,31/2011/TT-BGDĐTvà32/2011/TT-BGDĐT.

Cụ thể, Chương trình bồi dưỡng thường theo quy định tại Thông tư mới đã bỏ đi quy định về khối kiến thức bắt buộc, tự chọn thay vào đó quy định cụ thể về 03 chương trình bồi dưỡng sau đây:

– Chương trình bồi dưỡng 01– Cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học đối với cấp học của giáo dục phổ thông:

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục phổ thông, nội dung các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục phổ thông.

Chương trình bồi dưỡng 02– Cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông theo từng thời kỳ của mỗi địa phương:

Sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục phổ thông của địa phương, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án để triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (nếu có).

Chương trình bồi dưỡng 03– Phát triển năng lực nghề nghiệp theo yêu cầu vị trí việc làm:

Giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự chọn các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm.

Số lượng mô đun tự chọn đảm bảo quy định về thời lượng bồi dưỡng. Các mô đun bồi dưỡng, cụ thể như sau:

Phẩm chất nhà giáo:

(1) Nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay

(2) Xây dựng phong cách của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay

(3) Phát triển chuyên môn của bản thân

Chuyên môn nghiệp vụ:

(4) Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

(5) Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

(6) Kiểm tra, đánh giá học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh

Xây dựng môi trường giáo dục:

(7) Tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục

(8) Xây dựng văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông

(9) Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông

(10) Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sởgiáo dục phổ thông

Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội:

(11) Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ học sinh và các bên liên quan trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông

(12) Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông

(13) Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông

Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục:

(14) Nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông

(15) Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông

Mỗi giáo viên cấp I, II, III thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên đảm bảo thời lượng khoảng 40 tiết/năm học đối với chương trình bồi dưỡng 01, 02(tăng 10 tiết/năm học);

Thời lượng 40 tiết/năm học đối với chương trình bồi dưỡng 03(giảm 20 tiết/năm học).

Tài liệu tham khảo:

Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT chương trình bồi dưỡng giáo viên phổ thông

//luatvietnam.vn/giao-duc/thong-tu-17-2019-tt-bgddt-chuong-trinh-boi-duong-giao-vien-pho-thong-178354-d1.html

Cao Nguyên