MẸO TRÁNH CÁC LỖI MẤT ĐIỂM TRONG BÀI THI NGỮ VĂN VÀO LỚP 10 THPT – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội
MẸO TRÁNH CÁC LỖI MẤT ĐIỂM TRONG BÀI THI NGỮ VĂN VÀO LỚP 10 THPT – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội
Theo cô Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên môn Văntrường THPT Chu Văn An, khi làm đề,thí sinh cần phân tích từng dạng bài, không để mắc lỗi phần kỹnăng.
Phân tích và xử lýtừng dạng bài
Theo cô Trịnh Thu Tuyết, cấu trúc đề thi môn Ngữ văn những năm gần đây theo mô hình đề tham khảo lần hainăm 2020 cho kỳthi Tốt nghiệp THPT, về cơ bản không thay đổi. Đềgồm haiphần: Đọc hiểu (3 điểm), Làm văn (7 điểm) với hai câu viết đoạn văn nghị luận xã hội (2 điểm), bài nghị luận văn học (5 điểm).
Đề thi vào lớp 10 môn Văn 2019-2020 Hà Nội
Chia sẻ đặc điểm của từng phần trong bài thi Ngữ văn, cô Trịnh Thu Tuyết cho biết:
Phần đọc hiểu gồm hai phần: Ngữ liệu đọc hiểu và bốncâu hỏi đọc hiểu. Ngữ liệu đọc hiểu nằm ngoài sách giáo khoa, có thể là thơ hoặc văn xuôi, có thể là bất kỳphong cách ngôn ngữ nào học sinh đã được học như: tư chính luận, khoa học, nghệ thuật… Sau đó là bốncâu hỏi đọc hiểu được sắp xếp theo các cấp độ nhận thức từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng tới vận dụng cao.
Câu hỏi nhận biết thường tập trung vào hai yêu cầu: Thứ nhất là yêu cầu xác định một đặc điểm của hình thức văn bản như thể thơ/ phong cách ngôn ngữ/ phương thức biểu đạt… Thứ hai là yêu cầu tìm những chi tiết thuộc về nội dung văn bản phù hợp với nội dung định hướng trong câu lệnh –khi làm bài, học sinh cần đọc kỹ ngữ liệu, xác định đúng đặc điểm hình thức văn bản hoặc chi tiết nội dung văn bản, không phân tích diễn giải.
Câu hỏi thông hiểu thường yêu cầu giải thích cách hiểu nội dung một khái niệm/ nhận định/câu văn/ câu thơ… trong văn bản, như “Anh/ chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào: ‘Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng/ Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm’? – Đề 2019). Học sinh cần giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ, biểu tượng (nếu có) của khái niệm, nhận định…
Câu hỏi vận dụng (thấp) thường yêu cầu xác định và phân tích giá trị của biện pháp tu từ,tác dụng của việc sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt, sử dụng từ ngữ… trong văn bản trong câu,đoạn văn bản. Học sinh cần vận dụng kiến thức tiếng Việt, tu từ học, văn học, cuộc sống… để xác định đúng và phân tích giá trị biểu đạt (diễn đạt nội dung gì?) và biểu cảm (đưa tới cảm xúc gì?).
Câu hỏi vận dụng cao thường yêu cầu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ,thái độ và nhất là quan điểm cá nhân trước một nhận định,thông điệp,vấn đề đặt ra trong văn bản đọc hiểu. Với dạng câu hỏi này, học sinh cần trả lời ngắn gọn, chân thành, trung thực những suy nghĩ, xúc cảm cá nhân, tránh khuôn mẫu, sáo rỗng, hô khẩu hiệu…
Câu viết đoạn văn nghị luận xã hội luôn có nội dung nghị luận quan hệ hữu cơ với nội dung chính của ngữ liệu đọc hiểu. Học sinh cần chú ý đảm bảo hai yêu cầu về nội dung và hình thức của đoạn văn: Về nội dung, chỉ nghị luận một khía cạnh, một bình diện của vấn đề (nguyên nhân/ ý nghĩa/ hậu quả/ giải pháp/ bài học…); về hình thức, cần viết đúng cấu trúc đoạn, viết đúng dung lượng theo yêu cầu trong câu lệnh của đề bài.
Bài nghị luận văn học chiếm quỹ điểm cao nhất trong đề thi, đòi hỏi các em dành nhiều thời gian và tâm sức. Cần xác định chính xác yêu cầu nghị luận thể hiện trong đề bài, đặc biệt trong câu lệnh, phác sơ lược hướng triển khai nội dung nghị luận để quá trình viết không lan man hoặc sơ sài.
Cô Trịnh Thu Tuyết cũng nhấn mạnh: “Những kiến thức khái quát về tác giả, tác phẩm, những giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung (nghệ thuật xây dựng tình huống,giá trị nhân đạo…) của tác phẩm là những mảng kiến thức học sinh cần đặc biệt lưu ý khi ôn luyện. Dù đề bài đưa ra kiểu dạng như thế nào đều không thể không dựa vào những vấn đề trên”.
Chú ý không bị mắc lỗiphần kỹnăng
Chia sẻ về lỗi mất điểm khi làm bài thi môn Ngữ văn, cô Trịnh Thu Tuyết cho biết, đa phần học sinh thường mắc phải các lỗi sai ở phần kỹnăng.
Với kỹnăng trả lời câu hỏi đọc hiểu, các em thường lúng túng khi xác định phương thức biểu đạt hoặc phong cách ngôn ngữ của văn bản. Các em có thể không phân biệt các cấp độ yêu cầu của bốn câu hỏi đọc hiểu, khiến sa đà phân tích ở câu nhận biết nhưng lại sơ sài trong câu thông hiểu hoặc chưa tự tin thể hiện suy nghĩ, cách kiến giải độc lập của mình trong câu hỏi vận dụng.
Bên cạnh đó, học sinh hay nhầm lẫn và viết thành dạng bài văn thu nhỏ, viết khuôn sáo, hời hợt, chưa thể hiện cái tôi độc lập trong tư duy khi thể hiện kỹnăng viết đoạn văn nghị luận xã hội.
Cuối cùng là kiến thức và kỹnăng viết bài nghị luận văn học, các em không nắm vững kiến thức tác phẩm, không nhớ chính xác các chi tiết văn xuôi hoặc các câu thơ quan trọng, phần nghị luận nhiều khi hời hợt, thậm chí viết theo văn mẫu, sai lạc với yêu cầu của đề bài.
“Học sinh cần rèn luyện kiến thức và kỹnăng theo định hướng, điều chỉnh của thầy cô. Các em nên chú trọng rèn luyện những kỹnăng quan trọng: Xác định đúng yêu cầu của đề, kỹnăng diễn đạt chuẩn xác, sáng tạo và độc lập trong từng dạng bài thi”, cô Trịnh Thu Tuyết lưu ý thêm.
Cũng theo cô Tuyết, để làm tốt câu hỏi đọc hiểu và câu viết đoạn văn nghị luận xã hội, các em cần dành thời gian cập nhật những thông tin thời sự mới nhất, có thêm sự hiểu biết về cuộc sống xã hội sẽ là nguồn kiến thức phong phú, sinh động giúp các em hoàn thành tốt câu nghị luận xã hội. Thêm nữa, thời điểm này, học sinh nên ôn luyện theo sự hướng dẫn của thầy cô trên lớp kết hợp với luyện đề, học trực tuyến ở các trang uy tín.
Thế Đan