Trong32 cuốn sáchgiáo khoa lớp 1 được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để sử dụng từ năm học 2020-2021 có ba cuốnHoạt động trải nghiệm.Một cuốn nằm trong bộ sách giáo khoaCánh diều, do nhóm tác giả từ Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP HCM biên soạn. Hai cuốn còn lại nằm trong bộVì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dụccủa Công ty cổ phần Phát hành sách giáo dục, thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Đây là lần đầu tiên có tài liệu giáo khoa cho hoạt động giáo dục, bao gồm cả sách dành cho giáo viên và học sinh.
Chia sẻ tại buổi giới thiệu bộ sách lớp 1 mới chiều 19/12 tại Hà Nội, PGS Đinh Thị Kim Thoa, Chủ biên chương trìnhHoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông mới, nhận định cuốn sáchHoạt động trải nghiệmsẽ giúp ích rất nhiều cho việc hình thành ba năng lực cơ bản của học sinh gồm: thích ứng với cuộc sống, thiết kế và tổ chức hoạt động, định hướng nghề nghiệp.
Bà Đinh Thị Kim Thoa chia sẻ về chương trình và sách Hoạt động trải nghiệm. Ảnh:Dương Tâm
|
Bà Thoa cho hay, ở chương trình hiện hành, hoạt động giáo dục (chính là hoạt động ngoài giờ lên lớp) trong nhà trường không được sắp xếp tiết theo tuần mà theo tháng. Việc giáo dục nội dung theo chủ đề cũng được tổ chức theo tháng. Mỗi tháng học sinh chỉ học chủ đề một lần, “không khác gì cưỡi ngựa xem hoa và không thể giúp trẻ hình thành các kỹ năng”. Chưa kể, nhiều trường tháng này tổ chức, tháng sau lại bỏ qua.
Thực tế cũng cho thấy nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp không giúp ích 100% học sinh trong trường mà chỉ giúp cho một nhóm nào đó biết nắm bắt cơ hội. Những em nhút nhát có thể tham gia cho có hoặc không cũng không sao vì hoạt động này không phải bắt buộc.
Từ điểm yếu đó, khi xây dựng chương trình mới, bà Thoa và nhóm biên soạn đã cố gắng để hoạt động trải nghiệm là bắt buộc, được coi như một môn học nhằm buộc các nhà trường thực hiện nghiêm túc, từ đó hình thành thói quen, kỹ năng, phẩm chất cho học sinh.
Theo bà Thoa, khi Hoạt động trải nghiệm là bắt buộc, sách giáo khoa là cần thiết để hỗ trợ giáo viên và học sinh. “Trước đây, giáo viên loay hoay không biết làm gì và làm như thế nào với học sinh ở các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì bộ sáchHoạt động trải nghiệmvới cuốn dành cho giáo viên và học sinh sẽ cứu cánh”, bà Thoa nói.
Hai cuốn sách Hoạt động trải nghiệm trong bộ “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục”. Ảnh:Dương Tâm
|
Ví dụ cuốnHoạt động trải nghiệm lớp 1trong bộVì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dụcdo bà Thoa là chủ biên sẽ xây dựng hoạt động cho học sinh rèn luyện thường xuyên trên lớp, ở nhà, trong cộng đồng; thống nhất nội dung sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ, chủ đề rèn luyện thường xuyên; tích hợp nội dung giáo dục địa phương, công tác Đội. Điều này giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc tổ chức hoạt động theo đúng chu trình trải nghiệm để đạt được mục tiêu.
SáchHoạt động trải nghiệmnày đem đến cách đánh giá khác đối với học sinh. Bà Thoa nói hiện có nhiều giáo viên đánh giá học sinh theo kiểu dán nhãn, nói “con hư” hay “con không thông minh”. Trong sáchHoạt động trải nghiệm dành cho giáo viên, nhóm biên soạn hướng dẫn thầy cô cách đánh giá sao cho nhân văn. “Học sinh còn nhỏ, có quyền sai lầm và người lớn không được dùng sai lầm của trẻ để dán nhãn. Làm vậy là kìm hãm sự phát triển của trẻ”, bà nhấn mạnh.
Hiện, ba cuốn sáchHoạt động trải nghiệmđã được đưa vào thử nghiệm ở nhiều địa phương như Hà Nội, Cần Thơ. Tác giả của cả ba cuốn đều khẳng định qua quá trình thử nghiệm, sách được giáo viên đánh giá tích cực vì hỗ trợ tốt trong việc tổ chức các hoạt động phù hợp cho học sinh.