BÀI HỌC ĐẠO LÝ UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

BÀI HỌC ĐẠO LÝ UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

ITIT
Tháng tư 19, 2017 - 08:17
Tháng tư 14, 2024 - 12:26
 0  48
BÀI HỌC ĐẠO LÝ UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

Con vẫn thường được nghe cô giáo giảng về đạo lý Uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Con vẫn thường được nghe ông bà, bố mẹ kể về những người chiến sĩ đã cống hiến xương máu của mình cho Tổ quốc, những liệt sĩ đã ngã xuống vì thế hệ mai sau. Những bài giảng của cô, những câu chuyện của ông bà, bố mẹ phần nào cho con hiểu về sự hi sinh to lớn của các thế hệ cha anh đi trước. Nhưng tất cả mới chỉ dừng ở việc nghe và hiểu cho đến khi chúng con được đến thăm Trung tâm điều dưỡng Nho Quan trong chuyến đi thực tế trở về với mảnh đất cố đô Hoa Lư – Ninh Bình của trường, được trực tiếp chứng kiến những nỗi đau mà chiến tranh để lại cho con người.

Đoàn xe dừng trước cổng trung tâm điều dưỡng. Chúng con mang theo một tâm trạng háo hức xuống xe mong sẽ được giao lưu với các ông, các bác thương binh, được nghe những câu chuyện lịch sử hào hùng của đất nước như trong những bài học trên lớp. Trước chuyến đi, chúng con đã chuẩn bị rất nhiều, rất nhiều những món quà ý nghĩa dành cho các ông, các bác như vẽ tranh, các tiết mục văn nghệ, mong sẽ làm cho các ông, các bác thêm vui.

Trên đường từ cổng trung tâm tới hội trường chưa đầy 500m nhưng biết bao câu hỏi hiện lên trong tâm trí con: Tại sao nơi này lại vắng vẻ, hiu quạnh như vậy? Tại sao không có ai ra đón chúng con? Tại sao lại có tiếng la hét ở những căn phòng điều dưỡng?… Mỗi một câu hỏi đặt ra lại khiến trái tim con thắt lại.Trong buổi trò chuyện, giao lưu, một bác thương binh đã chia sẻ: “Nhiều lúc tôi chỉ muốn đập đầu cho chết đi!”. Tim con như thắt lại lần nữa khi nghe câu nói ấy. Tại sao bác lại muốn đập đầu để chết đi? Điều gì khiến cho bác khổ đau đến vậy? Chúng con chỉ biết lặng im lắng nghe những lời tâm sự của bác. Những hình ảnh về liệu trình điều trị những căn bệnh, di chứng của chiến tranh, những hình ảnh các bác thương bệnh binh phải chống chọi với những cơn đau khi trái gió trở trời, những hình ảnh các bác cô đơn mong ngóng người thân… cứ lần lượt hiện lên như những thước phim quay chậm trước mắt. Rồi bác nói thêm: “Tuy chết là một cách giải thoát và tôi đã từng muốn chết. Nhưng tôi vẫn ở đây. Bởi một người chiến sĩ thì không bao giờ được bỏ cuộc trước bất cứ khó khăn nào. Tôi vẫn sống và biết đâu tôi vẫn có thể cống hiến cho Tổ quốc”. Con như nghẹn lại. Hai hàng nước mắt rơi từ lúc nào. Con hiểu ra đây không chỉ là một buổi giao lưu đơn thuần như những buổi giao lưu khác. Đây là một buổi học đặc biệt mà các thầy cô đã dày công chuẩn bị cho chúng con để chúng con có cơ hội mở rộng hiểu biết, khắc sâu những bài học từ thực tế cuộc sống, từ đó chúng con sẽ trưởng thành.Nhưng trái với niềm háo hức ấy lại là một khung cảnh vắng vẻ, một khoảng sân rộng không một bóng người, không một ngọn gió. Chỉ có cây vẫn thẳng, chỉ có những ngôi nhà lặng im, chỉ có những bức tường sừng sững ở đó… Một cảm giác cô đơn, sầu lặng bỗng tràn vào trong tim con. Một người đàn ông trung niên với gương mặt hiền hậu, có phần khắc khổ, trên người mặc bộ quân phục xanh bước ra. Đó là bác Lâm Quang Đạo – giám đốc trung tâm điều dưỡng. Bác dẫn chúng con vào khán phòng – nơi diễn ra buổi giao lưu giữa trường THCS Đào Duy Từ – nơi chúng con đang học tập, rèn luyện với các bác thương bệnh binh của trung tâm.

Con thầm cảm ơn Nhà trường đã cho chúng con một chuyến đi thực tế thật bổ ích để con có thể hiểu hơn bài học truyền thống Uống nước nhớ nguồn của dân tộc, hiểu hơn ý nghĩa, giá trị cuộc sống tự do, hạnh phúc mà con đang có. Con tự nhủ phải cố gắng hơn nữa để trở thành người có ích cho xã hội, góp phần xây dựng đất nước ngày càng tươi đẹp, bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu như lời dặn dò của Bác Hồ kính yêu!Chỉ trong một buổi sáng ngắn ngủi nhưng chúng con hiểu ra thật nhiều điều. Con đã hiểu như thế nào là dũng cảm là hi sinh. Những con người sẵn sàng cống hiến máu xương vì nền độc lập tự do của Tổ quốc. Những con người khi nghe tiếng gọi Tổ quốc đã xung phong ra chiến trường mà không chút đắn đo. Những con người dù biết trước sẽ phải trải qua những khó khăn, gian khổ, thậm chí là hi sinh trong chiến đấu vẫn luôn kiên định với lý tưởng của mình. Những con người đã ngã xuống, hoặc đang sống nhưng phải chịu những nỗi đau do chiến tranh để lại vẫn không hề tiếc nuối… Họ sẵn sàng từ bỏ hạnh phúc cá nhân để mang lại hạnh phúc cho bao người… Thật vĩ đại biết bao!

(Bài viết của học sinh lớp 7A)